✴️ Trầm cảm sau sinh

Nội dung

Nỗi buồn khi có con

Trong tuần đầu tiên sau sanh, nhiều phụ nữ trải qua cảm xúc được gọi là “baby blues” – nỗi buồn khi có con. Người phụ nữ có thể cảm thấy buồn bã và chán nản bất chợt vào thời điểm mà họ mong đợi họ sẽ cảm thấy hạnh phúc sau khi sanh con. “Nỗi buồn khi có con” có thể là do sự thay đổi hóa học và nội tiết tố diễn ra đột ngột trong cơ thể sau khi sanh.

Các triệu chứng có thể gồm:

  • Cảm thấy xúc động và bật khóc mà không có lý do rõ ràng;
  • Cảm thấy dễ cáu gắt hay dễ xúc động;
  • Tâm trạng buồn bã;
  • Lo lắng và bồn chồn.

Tất cả các triệu chứng này là bình thường và thường chỉ kéo dài trong vài ngày.

Đây có phải là chứng trầm cảm sau sanh?

Chứng trầm cảm sau khi sanh em bé có thể khiến bạn vô cùng buồn phiền. Trầm cảm sau sanh được cho là ảnh hưởng đến khoảng 1 trên 10 phụ nữ.

Nhiều phụ nữ chịu đựng trong im lặng. Bạn bè, người thân và các chuyên gia y tế của họ không biết họ đang cảm thấy thế nào.

Trầm cảm sau sanh thường xảy ra từ 2 đến 8 tuần sau sanh, mặc dù đôi khi nó có thể xảy ra đến một năm sau khi sanh em bé.

Các triệu chứng như mệt mỏi, cáu gắt hay chán ăn là bình thường nếu bạn vừa sanh con. Nhưng chúng thường thoáng qua và không ngăn cản bạn có một cuộc sống bình thường.

Khi bị trầm cảm sau sanh, bạn có thể cảm thấy ngày càng chán nản và thất vọng. Việc chăm sóc bản thân hay em bé của bạn có thể trở nên quá sức. Các dấu hiệu cảm xúc của trầm cảm sau sanh có thể gồm:

  • Mất hứng thú với em bé;
  • Cảm giác tuyệt vọng;
  • Không thể ngừng khóc;
  • Cảm giác không thể đương đầu với khó khăn;
  • Không thể tận hưởng bất cứ thứ gì;
  • Mất trí nhớ hoặc không thể tập trung;
  • Lo lắng quá mức về em bé.

Các dấu hiệu khác của trầm cảm sau sanh cũng có thể có:

  • Các cơn hoảng loạn;
  • Mất ngủ;
  • Cực kì mệt mỏi;
  • Các cơn đau nhức;
  • Cảm thấy không khỏe nói chung;
  • Lo âu;
  • Không ngon miệng.

Nhận trợ giúp khi bị trầm cảm sau sanh

Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị trầm cảm sau sanh, đừng chiến đấu một mình. Đó không phải là dấu hiệu bạn là một người mẹ tồi hay không có khả năng đương đầu khó khăn. Trầm cảm sau sanh là một căn bệnh, và bạn cần được giúp đỡ, cũng giống như khi bạn bị cảm hay bị gãy chân.

Hãy nói chuyện với người mà bạn tin tưởng, như chồng hay một người bạn. Hãy nhờ người chăm sóc sức khỏe cho bạn gọi điện và đến thăm bạn. Nhiều người chăm sóc sức khỏe được đào tạo để nhận biết chứng trầm cảm sau sanh và có những kỹ thuật có thể giúp ích. Nếu họ không thể giúp, họ sẽ biết ai đó có chuyên môn giúp được bạn.

Điều quan trọng là gặp bác sĩ gia đình của bạn. Nếu bạn không muốn đặt lịch hẹn, hãy nhờ ai đó làm giúp bạn.

Nhận trợ giúp khi bị trầm cảm sau sanh

Điều trị trầm cảm sau sanh

Các trường hợp trầm cảm sau sanh nhẹ có thể được điều trị bằng tư vấn. Điều này có thể đưa ra bởi người chăm sóc sức khỏe hoặc một nhà trị liệu. Những trường hợp nặng hơn thường phải dùng thuốc chống trầm cảm và bạn có thể cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Điều quan trọng là phải cho bác sĩ của bạn biết bạn có còn đang cho con bú không. Nếu bạn cần dùng thuốc chống trầm cảm, họ sẽ kê một loại thuốc phù hợp khi bạn đang cho con bú.

Trung tâm chăm sóc trẻ em ở địa phương có thể giúp bạn liên lạc với nhóm sau sanh gần nhất. Những nhóm này liên hệ với các bà mẹ mới sanh khác và khuyến khích các bà mẹ hỗ trợ lẫn nhau. Họ cung cấp các hoạt động xã hội và trợ giúp về các kỹ năng nuôi dạy con cái.

Tránh dùng bia rượu

Rượu có thể giúp bạn thư giãn và thoải mái. Trên thực tế, đó là một thuốc làm dịu đi ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng phán đoán, khả năng tự kiểm soát và khả năng phối hợp của bạn. Nó thậm chí còn có tác dụng hơn nếu bạn mệt mỏi và kiệt sức. Hãy cẩn thận về thời gian và mức độ bạn uống, và đừng uống rượu nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần.

Rối loạn tâm thần sau sanh

Rối loạn tâm thần sau sanh, còn được gọi là rối loạn tâm thần hậu sản, cực kì hiếm, chỉ có 1 hoặc 2 bà mẹ trong số 1000 người cho thấy biểu hiện bệnh tâm thần nghiêm trọng cần được điều trị y tế hoặc nhập viện sau khi sanh. Bệnh này có thể biểu hiện trong vòng vài giờ sau khi sanh và rất nghiêm trọng, cần được chăm sóc khẩn cấp.

Những người khác thường chú ý đến điều đó đầu tiên vì người mẹ thường có những hành động kỳ lạ. Có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn bị một bệnh tâm thần nặng, có tiền sử bệnh tâm thần nặng hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần sau sanh. Các đơn vị chuyên về bà mẹ và trẻ em có thể cung cấp phương pháp điều trị chuyên nghiệp mà không cần tách bạn ra khỏi con mình.

Hầu hết phụ nữ hồi phục hoàn toàn, mặc dù điều này có thể mất vài tuần hoặc vài tháng.

Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn sau sanh (PTSD)

Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn sau sanh (PTSD) thường là kết quả của một ca sanh có sang chấn, như một cuộc chuyển dạ kéo dài, hay sanh khẩn cấp hoặc có vấn đề trong quá trình sanh. Nó cũng có thể biểu hiện sau các loại chấn thương khác như:

  • Nỗi sợ chết hoặc sợ con chết;
  • Những tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Các triệu chứng của PTSD sau khi sanh có thể xảy ra đơn lẻ hoặc cùng với các triệu chứng của trầm cảm sau sanh.

Các triệu chứng có thể biểu hiện ngay sau khi sanh hoặc vài tháng sau đó.

Điều cực kỳ quan trọng là nói chuyện với ai đó về cảm giác của bạn. Nữ hộ sanh, bác sĩ gia đình hoặc người chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ có thể giúp bạn. Nếu bạn lo lắng về việc nói chuyện với chuyên gia y tế, hãy cân nhắc nhờ một người bạn thân hoặc thành viên gia đình đi cùng để được hỗ trợ.

Hiện có những phương pháp điều trị hiệu quả, như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và dùng thuốc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  bvnguyentriphuong.com.vn

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

  zalo.me/1744466261097093886

return to top