✴️ Các yếu tố nguy cơ của suy tim

Khi quả tim không còn khả năng bơm máu để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể, tình trạng mạn tính và diễn tiến này được gọi là suy tim. Theo ước tính, có khoảng 5,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ mắc bệnh suy tim. Thực tế, ở Mỹ năm 2009, cứ 9 người tử vong thì có 1 ca liên quan đến suy tim.

Trong suy tim có một phân nhóm gọi là suy tim có phân suất tống máu bảo tồn (viết tắt là HfpEF). Đây là tình trạng đặc trưng bởi sự căng cứng của tâm thất trái và giảm khả năng thư giãn cơ tim giữa các lần co bóp.

Sự căng cứng của thất trái trong HFpEF nghĩa là tâm thất không thể chứa đầy lượng máu phù hợp do đó làm suy giảm dòng máu giàu oxy bơm đi khắp cơ thể.

Các yếu tố lối sống đã được biết làm tăng nguy cơ suy tim, bao gồm giảm vận động thể lực và chỉ số khối cơ thể BMI cao. Bởi vì HFpEF chiếm một nửa tổng số các ca suy tim và thường đáp ứng kém với điều trị nên việc phòng ngừa rất quan trọng.

Đánh giá HFpEF

Một nghiên cứu mới được thực hiện ở Trung tâm Y khoa Đại học Tây Nam Texas ở Dallas nhằm mục tiêu đánh giá tác động của các yếu tố phổ biến lên phân nhóm suy tim này. Kết quả đã được đăng trên Tạp chí Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Phó giáo sư Tiến sĩ Jarett D. Berry hiện đang làm việc tại khoa Nội và Khoa học lâm sàng, đã sử dụng dữ liệu từ 51.541 người trong 3 nghiên cứu lớn khác: nghiên cứu sức khỏe phụ nữ, nghiên cứu về xơ vữa động mạch và sức khỏe tim mạch.

Tất cả các ứng viên này đều không có bệnh lý tim mạch khi bắt đầu nghiên cứu, họ được đánh giá mức độ vận động thể lực và chỉ số BMI. Xuyên suốt nghiên cứu, trong những năm sau đó, có 3.180 bệnh nhân suy tim được chẩn đoán bởi các chuyên gia y khoa độc lập khác.

Dữ liệu nghiên cứu chỉ ra những người có mức độ vận động cao thường là người nam, da trắng, có thu nhập và trình độ học vấn cao. Họ cũng ít hút thuốc, ít mắc bệnh đái tháo đường, béo phì cũng như tăng huyết áp.

     các dấu hiệu của suy tim

Ngược lại, những người có chỉ số BMI cao có xu hướng là người trẻ, ít vận động và có nhiều yếu tố bệnh tim mạch hơn.

“Chúng tôi đã tìm thấy mỗi liên hệ giữa hoạt động thể lực, chỉ số BMI với nguy cơ tim mạch nói chung. Điều này không bất ngờ, tuy nhiên, tác động của các yếu tố lối sống này lên mỗi phân nhóm của suy tim là khác nhau.”

Dr. Jarett D. Berry

Trong 3180 bệnh nhân suy tim, 39,4% là suy tim phân suất tống máu bảo tồn, 28.7% là suy tim phân suất tống máu giảm (HFrEF) – một phân nhóm mà cơ tim co bóp yếu nên không nên bơm máu phù hợp. 31,9% không phân nhóm.

So sánh với những người không hoạt động thể lực, các nhà nghiên cứu đã phát hiện:

  • Hoạt động thể lực thấp: giảm 6% nguy cơ suy tim
  • Hoạt động thể lực phù hợp: giảm 11% nguy cơ suy tim
  • Hoạt động thể lực quá sức: giảm 22% nguy cơ suy tim

HFpEF vs. HFrEF

Khi phân tích cụ thể lên mỗi phân nhóm suy tim, những người vận động quá sức sẽ giảm 19% nguy cơ phân nhóm suy tim có phân suất tống máu bảo tồn so với người không hoạt động. Tuy nhiên, không có mỗi liên hệ cụ thể nào giữa tăng mức độ vận động với nguy cơ suy tim có phân suất tống máu giảm.

Chỉ số BMI cao dễ biết làm tăng nguy cơ suy tim nói chung. Tuy nhiên, mối liên quan giữa BMI và các phân nhóm suy tim cũng tương tự như mức độ vận động. Chỉ số BMI tác động rõ rệt tới nguy cơ HFpEF hơn HFrEF.

Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của chỉ số BMI và hoạt động thể chất trong vấn đề phòng ngừa suy tim HFpEF. Tiến sĩ Ambarish Pandey, chuyên khoa Tim mạch ở Trung tâm Y khoa Đại học Tây Nam Texas cho biết:

 “Những mối liên hệ tồn tại của cả hoạt động thể lực và chỉ số BMI với các phân nhóm suy tim rất quan trọng trong lâm sàng và y tế cộng đồng. Điều này nhấn mạnh đến việc điều chỉnh lối sống phù hợp trong việc phòng ngừa suy tim trong cộng đồng.”

Mặc dù, nghiên cứu trên chỉ là nghiên cứu quan sát nên không chứng minh được nguyên nhân và kết quả, nhưng nó chắc chắn sẽ được nghiên cứu thêm.

Xem thêm: Ngăn ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top