Co thắt động mạch vành xảy ra khi thành mạch máu bị co lại khiến cho mạch máu tại vị trí đó trở nên hẹp. Các đợt co thắt này không phải lúc nào cũng gây đau hay nguy hiểm. Tuy nhiên đôi khi chúng cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như đau ngực, cơn đau tim hoặc thậm chí là tử vong.
Việc phát hiện và chẩn đoán được tình trạng này còn là một thử thách lớn cho các chuyên gia y tế. Có nhiều nguyên có thể gây ra bệnh tim và đau ngực, do đó việc phân biệt được tình trạng co thắt động mạch vành vẫn còn rất khó khăn.
Có nhiều biện pháp có thể giúp điều trị các triệu chứng và các nguyên nhân nền.
Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, các phương pháp chữa trị và tiên lượng của bệnh co thắt mạch vành.
Co thắt động mạch vành còn được gọi là chứng đau thắt ngực. Tình trạng này xảy ra khi một phần của động mạch vành, động mạch mang máu nuôi tim, bị co thắt chặt lại và trở nên hẹp. Thành của động mạch là một loại cơ và có thể co lại giống như các cơ khác trên cơ thể.
Khi động mạch co thắt lại, tim bị ép phải hoạt động nhiều hơn để có thể bơm máu đi qua được vùng đang bị ảnh hưởng. Các cơn co thắt thường thoáng qua nhưng có những cơn có thể kéo dài đến 15 phút trong một số trường hợp.
Việc chẩn đoán được tình trạng co thắt mạch vành còn gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân bị co thắt mạch vành có thể sẽ không thể hiện triệu chứng gì. Khi triệu chứng xuất hiện, trừ khi lúc đó các bác sẽ được thực hiện kiểm tra trong lúc co thắt đang diễn ra thì rất khó để có thể nhận biết được triệu chứng đó là do tình trạng co thắt mạch vành gây ra.
Do đó, việc đánh giá được tỉ lệ của bệnh ở trong cộng đồng là rất khó khăn.
Tùy vào từng người và từng đợt co thắt thì triệu chứng có thể khác nhau. Chúng có thể nhẹ đến mức mà bệnh nhân có thể không cảm nhận thấy khi co thắt đang diễn ra, hoặc chúng cũng có thể nặng đến mức làm bệnh nhân trở nên bất động.
Co thắt động mạch vành khác với các dạng đau ngực khác ở điểm chúng có thể xảy ra khi bệnh nhân đang nằm nghỉ chứ không phải khi bệnh nhân đang vận động mạnh. Có một số nghiên cứu gợi ý rằng co thắt động mạch vành thường xảy ra nhất vào khoảng thời gian giữa nửa đêm và sáng sớm.
Khi có xảy ra triệu chứng thì chúng gây nên cảm giác giống như một cơn đau tim, ví dụ như:
Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể gặp phải cơn đau ngực nặng và kéo dài, đi kèm với đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn và nôn ói. Họ cũng có thể gặp phải tình trạng mất tri giác tạm thời. Bệnh nhân còn có thể gặp phải cơn đau cơ ở tay hay hàm.
Ngoài ra, nếu gặp phải tình trạng ở mức độ nhẹ thì các triệu chứng cũng rất nhẹ hoặc có thể không có, do đó tình trạng nguy hiểm này có thể bị che giấu.
Theo một nghiên cứu thì tình trạng co thắt động mạch vành ẩn có tỉ lệ nhiều hơn các trường hợp có triệu chứng gấp hai lần. Tuy nhiên, sự co thắt vẫn gây ảnh hưởng lên dòng chảy của máu đến cơ tim.
Có nhiều nguyên nhân gây ra và các nguyên nhân này thường rất phức tạp và có nhiều khía cạnh. Hệ thần kinh tự chủ của cơ thể, tình trạng viêm mãn tính của bệnh nhân và bất kỳ bệnh lý tim nền nào cũng có thể có vai trò trong tình trạng co thắt động mạch vành.
Nhiều cơ chế khác cũng có thể tham gia vào, tùy thuộc vào tình trạng riêng của mỗi cơ thể.
Ngoài ra còn có các yếu tố kích thích như:
Một số nghiên cứu đã xác định được nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh.
Một số yếu tố kích thích cũng có vai trò là yếu tố nguy cơ, những cũng còn nhiều yếu tố nguy cơ khác nữa. Bao gồm:
Stress và các yếu tố tâm lý khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại vẫn chưa kết luận chắc chắn được do đó cần phải nghiên cứu thêm.
Tình trạng này xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể trẻ hơn và có ít yếu tố nguy cơ điển hình của các bệnh tim mạch hơn, ngoại trừ hút thuốc lá.
Mặt khác, tình trạng này còn có thể có liên quan đến các bệnh gây ra hẹp mạch máu khác, ví dụ như Hiện tượng Raynaud hay đau nửa đầu.
Có ba kỹ thuật chính được dùng để thực hiện chẩn đoán co thắt động mạch vành:
Các kỹ thuật trên có thể phát hiện được các triệu chứng của sự co thắt động mạch vành. Tuy nhiên, cách tốt nhất để chẩn đoán xác định bệnh chính là kỹ thuật kiểm tra kích thích.
Trong kỹ thuật này, một loại thuốc kích thích co thắt sẽ được sử dụng để có thể chẩn đoán chắc chắn bệnh.
Hiện vẫn chưa có một biện pháp điều trị triệt để nào dành cho bệnh co thắt động mạch vành, nhưng có nhiều cách để có thể kiểm soát và làm giảm các triệu chứng bệnh gây ra.
Bỏ thuốc lá là một biện pháp thay đổi lối sống hiệu quả nhất mà bệnh nhân có thể thực hiện để làm giảm triệu chứng. Bệnh nhân cũng có thể làm giảm nguy cơ các cơn co thắt quay trở lại bằng cách thực hiện thay đổi mức độ hoạt động và chế độ ăn.
Một số loại thuốc cũng có thể được chỉ định để kiểm soát các cơn co thắt:
Khi thuốc và các biện pháp thay đổi lối sống không hiệu quả, thì có thể sẽ cần phải thực hiện các biện pháp xâm lấn hơn để kiểm soát được tình trạng.
Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể tiên đoán được trước cơn co thắt, nhưng loại trừ được các yếu tố nguy cơ và các yếu tố kích thích cũng giúp làm giảm nguy cơ xảy ra.
Do hút thuốc lá là một trong nhưng yếu tố nguy cơ quan trọng nhất nên bệnh nhân nên cố gắng hạn chế hoặc bỏ hẳn thuốc lá. Tương tự vậy, giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng các thức uống có cồn cũng có thể giúp phòng ngừa bệnh.
Không giống các bệnh lý tim mạch khác, hầu hết các cơn co thắt động mạch vành xảy ra khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi, do đó bệnh nhân không cần phải ngưng hay hạn chế các hoạt động thể chất để ngừa bệnh.
Khi bệnh đã được chẩn đoán, bệnh nhân được khuyến cáo sử dụng các loại thuốc như chẹn kênh calci, nitrat và statin để ngăn ngừa triệu chứng.
Nếu không được điều trị, co thắt động mạch vành có thể xảy ra thường xuyên và gây ra nhiều biến chứng hơn, ví dụ như cơn đau tim, suy tim và đột tử.
Khả năng biến chứng xảy ra tăng lên khi bệnh nhân có thêm các bệnh lý tim nền khác, ví dụ như bệnh động mạch vành.
Co thắt động mạch vành còn có thể có gây ra nhiều dạng khác nhau của rối loại nhịp tim.
Các bệnh nhân co thắt động mạch vành nhưng không có các bệnh lý tim nền khác có tiên lượng lâu dài tốt.
Thuốc thường có thể giúp bệnh nhân kiểm soát các cơn co thắt và các triệu chứng xảy ra theo thời gian. Bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng các loại thuốc được chỉ định hoặc các biện pháp điều trị khác kể cả khi các triệu chứng của bệnh không còn diễn ra.
Thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống cũng có thể cải thiện tiên lượng của bệnh nhân. Ví dụ như, tránh hút thuốc lá là một yếu tố quan trọng trong việc làm giảm các đợt co thắt của động mạch vành.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh