Vì vai trò của lá lách trong hệ thống miễn dịch nên nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến lá lách, gây lách to. Các bệnh do virus thường là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó phổ biến nhất là bệnh bạch cầu đơn nhân. Bệnh này do virus Epstein-Barr có thể khiến lá lách sưng to và có nguy cơ bị vỡ. Các nhiễm khuẩn khác có thể ảnh hưởng đến lá lách bao gồm viêm gan, sốt rét và bệnh brucella (một bệnh do vi khuẩn Brucella gây ra).
Một trong những rối loạn của lá lách lọc bỏ các tế bào hồng cầu cũ (tế bào hồng cầu đã phân hủy), làm sạch dòng máu. Do đó các bệnh lý liên quan đến sự phân hủy của các tế bào máu đỏ có thể ảnh hưởng đến lá lách, gây lách to. Một trong những bệnh lý thường gặp nhất là bệnh thiếu máu tế bào hồng cầu hình liềm. Thiếu máu hồng cầu hình liềm là bệnh do di truyền của hemoglobin trong hồng cầu. Các hồng cầu của bệnh nhân có hình lưỡi liềm và hemoglobine bất thường có xu hướng đóng cục gây tắc mạch.
Lách lưu trữ các tế bào này sẽ trở nên sưng to. Ngoài ra còn có spherocytosis di truyền và elliptocytosis di truyền, cả hai bệnh này đều khiến tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường và dễ vỡ.
Vỡ lá lách là tình trạng rất nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng. Vỡ lách thường do chấn thương, đáng chú ý nhất tai nạn xe hơi. Nếu bị vỡ lá lách, máu sẽ thấm vào khoang bụng, gây đau. Bệnh nhân bị vỡ lách thường bị thiếu máu nhanh chóng, ảnh hưởng tới tim mạch và đòi hỏi phải truyền máu gấp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh