a, Nút xoang
Là nút chủ nhịp, chứa các tế bào có khả năng tự phát xung điện
Được điều hòa bởi hệ thần kinh tự động
Được cung cấp máu bởi động mạch nút xoang (Sinus node artery) - nhánh của RCA
b, Nút nhĩ thất
Nằm phía trên và giữa vách liên thất và chỗ đổ vào của xoang cảnh
Nhận xung điện từ nút xoang và dẫn truyền các xung điện này xuống bó His
Có vận tốc dẫn truyền xung điện chậm nhất
Thời gian delay: 60-120ms → giúp tim có thời gian để đổ đầy
Cấp máu bởi động mạch nút nhĩ thất (động mạch xuống sau, nhánh của RCA)
c, Bó his:
Nhận xung điện từ nút nhĩ thất
Bó His tách ra thành 2 nhánh: nhánh phải và nhánh trái → nhánh phải đi đến thất phải; nhánh trái tiếp tục tách ra thành phân nhánh trái trước và trái sau để cung cấp các đường dẫn truyền cho thất trái → tận cùng ở mạng Purkinje
Ngăn cản sự dẫn truyền ngược lên nhĩ (retrograde conduction)
Lọc và loại bỏ các điện thế động có tần số nhanh → các rối loạn nhịp nhanh ở nhĩ (như: rung nhĩ...) không thể đi vào phần cơ tim ở tâm thất được
d, Mạng Purkinje
Là các sợi tận cùng của bó His nằm ở lớp dưới nội tâm mạc
Có tốc độ đẫn truyền xung điện nhanh hơn bất kỳ tế bào cơ tim nào khác
Đảm bảo sự co bóp đồng bộ của tâm thất
Có thời kỳ trơ dài
Tốc độ dẫn truyền nhanh của mạng Pirkinje là nhờ vào các gap junctions (cầu liên bào) cho phép xung điện đi qua rất nhanh → tính đồng bộ → giúp tâm thất co bóp đồng bộ