Quả tim được ví như một cái bơm tống máu đi nuôi cơ thể. Cấu tạo của tim gồm có hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Nhĩ phải được ngăn cách với thất phải bởi van ba lá, nhĩ trái ngăn cách với thất trái bởi van hai lá. Trong một chu chuyển tim, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất qua van hai lá và van ba lá. Sau đó máu sẽ được tâm thất co bóp tống ra động mạch chủ và động mạch phổi. Bệnh lí van tim sẽ làm quá trình tống máu thay đổi, lâu dần sẽ gây suy tim. Bài này sẽ đề cập đến bệnh hẹp van hai lá.
Bình thường trong thì tâm trương, thất trái giãn ra, van hai lá sẽ mở để máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Trong hẹp van hai lá, van không mở hết làm giảm lượng máu xuống tâm thất và ứ lại tại nhĩ trái từ đó máu ứ lại phổi gây ra triệu chứng khó thở trên lâm sàng. Máu ứ tại phổi làm tăng áp phổi, gây suy tim phải. Do vậy hẹp van hai lá gây khó thở giống như suy tim trái nhưng thực chất là suy tim phải.
Hẹp van hai lá gây biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất là phù phổi cấp. Thường xảy ra khi gắng sức, mang thai, nhiễm trùng, truyền dịch nhiều…Biểu hiện khó thở dữ dội,vật vã, kích thích, trào bọt hồng,..Cần xử trí cấp cứu nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Các biến chứng khác có thể gặp là suy tim phải, rung nhĩ (loạn nhịp tim, nguy cơ tắc mạch, nhồi máu não).
Có nhiều nguyên nhân bệnh hẹp van hai lá:
- Đa số trường hợp hẹp van hai lá đều là do di chứng thấp tim, dù 50% bệnh nhân không hề biết tiền sử thấp khớp.
- Thương tổn chính là thâm nhiễm xơ, dày lá van. Dính mép van, dính và co rút dây chằng góp phần gây nên hẹp hai lá. Xuất hiện vôi hoá lắng đọng trên lá van, dây chằng, vòng van, tiếp tục làm hạn chế chức năng bình thường của van.
- Các nguyên nhân khác do bẩm sinh, một số bệnh hệ thống,…
- Siêu âm tim;
- Điện tâm đồ;
- Siêu âm tim qua thực quản: tìm huyết khối ở nhĩ trái, nếu phát hiện huyết khối sẽ không được nong van;
- Thông tim;
- X-quang ngực: hình ảnh cung động mạch phổi nổi, biểu hiện bốn cung ở bờ tim bên trái: cung động mạch chủ, cung động mạch phổi, cung tiểu nhĩ trái, cung thất trái
- Hẹp van hai lá chủ yếu, do di chứng của bệnh thấp tim nên cần phòng bệnh thấp tim.
- Bệnh hay xảy ra khi người bệnh sống trong môi trường ẩm thấp, thiếu vệ sinh, điều kiện dinh dưỡng không đảm bảo... Vì vậy, nếu bệnh nhân có các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do liên cầu khuẩn tan máu bê ta nhóm A như sốt, viêm họng, viêm amidan,… cần đến khám tại các cơ sở y tế.
Điều trị hẹp van hai lá có thể điều trị nội khoa, can thiệp nong van bằng bóng qua da hoặc phẫu thuật thay van
Xem thêm: Bệnh hở van 2 lá - tổng quan và phòng ngừa biến chứng
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh