Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, những vấn đề sức khỏe liên quan tới tăng huyết áp trong thai kỳ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho phụ nữ mang thai.
Tăng huyết áp thai kỳ được định nghĩa là :
Căn nguyên của tiền sản giật chưa được hiểu rõ mặc dù có sự góp phần của các yếu tố của mẹ và thai nhi. Sự thành lập bất thường của nhau thai, dẫn đến rối loạn sản xuất yếu tố tạo mạch máu và rối loạn chức năng nội mạc, cũng như các yếu tố miễn dịch và di truyền đều đóng vai trò liên quan. Các yếu tố nguy cơ bao gồm tuổi của mẹ dưới 18 hay trên 40 tuổi, tiền căn tiền sản giật và có bệnh lý kèm theo ở mẹ (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý thận, béo phì, kháng thể kháng phospholipid, bệnh dễ đông máu, bệnh lý mô liên kết). Tiền sản giật có liên quan với thai chậm tăng trưởng trong tử cung, sinh con non tháng, nhau bong non và tử vong chu sinh. Tiền sản giật nặng có khả năng tiến triển đến sản giật, suy đa cơ quan, xuất huyết nặng và tử vong mẹ.
Tiền sản giật là một rối loạn kèm theo nhiều biểu hiện. Tăng huyết áp khởi phát sau tuần thứ 20 của thai kỳ và protein niệu là các dấu hiệu thường xảy ra nhất. Que thử dipstick tìm protein niệu có thể là xét nghiệm tầm soát hữu ích, nhưng có tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả cao. Nếu nghi ngờ, cần đánh giá tỷ lệ protein/creatinin nước tiểu. Phù ngoại biên không còn được xem là một triệu chứng chẩn đoán tiền sản giật vì dấu hiệu này không nhạy và đặc hiệu.
Nên đề phòng thế nào
Trong thai kỳ, bác sĩ sẽ đo huyết áp cho thai phụ. Nếu huyết áp tâm thu cao hơn 140 mm Hg và/ hoặc huyết áp tâm trương > 90 mm Hg sẽ được cho là có vấn đề. Nếu nghi ngờ thai phụ mắc tiền sản giật. Bác sĩ có thể tiến hành một số kiểm tra để đảm bảo thai nhi vẫn phát triển tốt và vẫn duy trì nhịp tim bình thường. Thai phụ có thể được siêu âm để kiểm tra nước ối và sức khỏe của bào thai.
Theo Viện Tim phổi và Huyết học Quốc gia, nguyên nhân gây ra huyết áp cao thai kỳ rất đa dạng. Thừa cân hay béo phì, lười vận động, đều có thể gây ra huyết áp cao.
Viện tim phổi và Huyết học Quốc gia cho rằng phòng ngừa bệnh trước và trong khi mang thai là hết sức quan trọng, giúp giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp. Thai phụ nên tránh hoàn toàn khói thuốc và uống rượu bia, hai yếu tố được cho là khiến huyết áp tăng.
Tránh tiền sản giật
Chứng tiền sản giật có thể do nhiều yếu tố gây ra, trong đó có yếu tố tuổi tác của người mẹ (hơn 35), mang thai lần đầu và mang đa thai. Những yếu tố khác như béo phì và tiền sử huyết áp cao có thể giảm thiểu tới mức tối đa bằng cách giảm cân qua chế độ ăn uống và luyện tập.
Phụ nữ mang thai khi tuổi trên 40 hoặc dưới 20 tuổi, mắc các chứng bệnh như tiểu đường cũng có nguy cơ cao tăng huyết áp trong thai kỳ.
Cao huyết áp thai kỳ cũng giống như tiền sản giật, có thể xảy ra sau tuần thai 20.
Tuy nhiên, cao huyết áp thai kỳ là tình trạng tăng huyết áp tương đối nhẹ, không làm hại tới thai kỳ, và thường biến mất sau khi sinh. Biến chứng duy nhất cao huyết áp thai kỳ có thể gây ra đó là thai phụ có nguy cơ cao phải mổ sinh.
Nếu tăng huyết áp thai kỳ trước tuần 30, nguy cơ bệnh phát triển thành tiền sản giật sẽ cao hơn.
Việc hiểu và phòng tránh những nguyên nhân có thể dẫn tới tăng huyết áp thai kỳ là rất quan trọng, do dùng thuốc điều trị cao huyết áp trong thai kỳ có thể gây ra một số vấn đề.
Theo khuyến nghị, dưới đây là những loại thuốc dùng để hạ huyết áp nên tránh trong thai kỳ:
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều tiết huyết áp nếu bị cao huyết áp trong thai kỳ.
Tuy cao huyết áp không dẫn tới các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nếu không được chữa trị, nó có thể đe dọa tính mạng của mẹ và bé.
Thai phụ nên dành thời gian tìm hiểu về những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân có thể khiến huyết áp tăng cao trước khi mang thai, và thực hành các biện pháp phòng ngừa để hạ huyết áp trong thai kỳ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh