Hở van tim 3 lá 1/4 có nguy hiểm không? Cách phòng, trị bệnh

Hở van tim 3 lá 1/4 là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, rất khó phát hiện ra căn bệnh này bởi bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Đa số trường hợp phát hiện một cách tình cờ khi kiểm tra sức khỏe hoặc khám một vấn đề khác, hoặc khi bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn. Vậy bệnh này có nguy hiểm không, cần làm gì để phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

1. Hở van tim 3 lá 1/4 là gì?

Như chúng ta đã biết, tim được cấu tạo từ 4 buồng, mỗi buồng sẽ thực hiện một chức năng khác nhau, bao gồm 2 tâm thất dưới và 2 tâm nhĩ trên. Chúng được liên kết với nhau bằng hệ thống van tim. Van tim chính là bộ phận dùng để điều chỉnh lượng máu vào và ra khỏi tim ở giữa các buồng. Các van này có thể tự mở để cho máu chảy vào, hoặc có thể tự đóng để kiểm soát lượng máu đang lưu thông.

Vị trí của van 3 lá là ở giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải. Hở van tim 3 lá là tình trạng van 3 lá không thể đóng kín, làm máu không thể đi xuống tâm thất phải và sẽ chảy ngược trở lại tâm nhĩ. Điều này đã làm tim phải hoạt động nhiều hơn để tăng co bóp. Hẹp van 3 lá kéo dài có thể gây suy giảm chức năng tim.

Thực tế, hở van tim 3 lá có thể chia thành 4 mức độ:

  • Hở 1/4
  • Hở  2/4
  • Hở 3/4
  • Hở 4/4

 

Hở van tim 3 lá mức 1/4 là tình trạng máu bị bơm ngược trở lại tâm nhĩ nhẹ nhất.

 

2. Nguyên nhân gây bệnh

Một số nguyên nhân chính có thể gây ra hở van tim tim 3 lá như:

  • Người bệnh bị hẹp tâm thất phải: do tâm thất phải có nhiệm vụ phải bơm máu từ tim về phổi, nhưng khi tâm thất bị hẹp, đồng nghĩa với việc tim phải hoạt động mạnh hơn để tâm thất giãn ra. Điều này lâu dần sẽ gián tiếp làm hở van 3 lá.
  • Sử dụng thuốc giảm cân: trong thuốc giảm cân thường chứa phentermine và fenfluramine, hai chất này có thể gây hở van tim 3 lá
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới van ba lá, lâu dần sẽ dẫn đến hở van tim 3 lá
  • Một số nguyên nhân khác như: viêm khớp dạng thấp, chấn thương lồng ngực,…
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

 

3. Van tim 3 lá bị hở 1/4 cố triệu chứng gì?

Ở giai đoạn này, bệnh thường không xuất hiện triệu chứng cụ thể. Hiện nay có tới 50-60% người bệnh không xuất hiện triệu chứng khi mắc phải bệnh hở van tim mức độ này. Đa số trường hợp phát hiện một cách tình cờ khi kiểm tra sức khỏe hoặc khám một vấn đề khác.

Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng hơn người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Giảm khả năng vận động mạnh, cơ thể mệt mỏi, khó thở
  • Rối loạn nhịp tim: thường xuyên cảm thấy lo lắng, bồn chồn, đánh trống ngực
  • Tĩnh mạch cổ đập nhanh hơn bình thường
  • Tăng cân đột ngột bất thường, chân bị sưng phù

 

 

Bệnh nhân bị hở van 3 lá 1/4 thường không biểu hiện triệu chứng nhưng trong một số trường hợp bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó thở nhẹ….

 

4. Hở van tim 3 lá 1/4 có nguy hiểm không?

Hở 1/4 là mức độ nhẹ nhất trong sự tiến triển của bệnh hở van 3 tim 3 lá. Nếu bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng gì bất thường thì bệnh không quá nguy hiểm nên không nhất thiết phải điều trị. Nhưng khi chúng ta xuất hiện một số biểu hiện như: khó thở khi gắng sức, khi lao động nặng, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, đau tức ngực,…thì chúng ta cần đến khám ngay tại các bệnh viện uy tín.

Hở van tim 3 lá có thể chính là hậu quả của một số bệnh lý nguy hiểm như: nhồi  máu cơ tim, thấp tim,…vì thế khi chẩn đoán bệnh hở van tim, người bệnh thường được đánh giá thêm về những căn bệnh khác.

Ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị kèm một số bệnh như: hở van tim 2 lá, tăng áp lực động mạch phổi,…

Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy tim. Vì thế người bệnh cần thăm khám định kì có phác đồ điều trị phù hợp.

 

5. Phương pháp điều trị hiện nay

Với những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy khó thở khi gắng sức thì chỉ cần hạn chế vận động, thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

5.1 Thay đổi lối sống giúp cải thiện bệnh hở van tim 3 lá 1/4

Những bệnh nhân bị hở van ở mức độ này thường chưa cần điều trị. Thay vào đó bệnh nhân cần thực hiện lối sống lành mạnh với các biện pháp như:

  • Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích như cafe, rượu bia,…
  • Giảm áp lực , stress trong công việc, học tập
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, lưu thông khí huyết. Tuy nhiên không nên tập những bài thể dục mạnh, bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng tới nhịp tim. Người bệnh chỉ nên đi bộ, tập yoga, đạp xe,…
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng như chất xơ, thực phẩm giàu vitamin
  • Người bệnh cần ăn nhạt và hạn chế đường
  • Không sử dụng các thực phẩm đồ ăn nhanh, đồ dùng đóng hộp, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chứ nhiều dầu mỡ,…
  • Cần điều trị triệu để các bệnh nhiễm khuẩn kèm theo ở đường hô hấp như viêm họng, viêm răng lợi,…

Đây cũng là những biện pháp được khuyến khích giúp phòng tránh bệnh hở van 3 lá và các bệnh tim mạch nói chung.

 

Thay đổi lối sống là phương pháp chủ yếu trong điều trị hở van 3 lá nhẹ.

 

5.1. Điều trị hở van tim 3 lá 1/4 bằng phương pháp nội khoa

Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân sẽ được sử dụng một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc chống loạn nhịp tim
  • Thuốc kháng sinh, đặc biệt những trường hợp hở van do nhiễm khuẩn

Các loại thuốc này có tác dụng giảm triệu chứng nếu co và phòng ngừa các biến chứng của bệnh hở van tim gây ra. Bạn nên thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn hoặc kê đơn điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Như vậy, bệnh hở van tim 3 lá 1/4 không quá nguy hiểm nhưng nếu không có phương án cải thiện kịp thời cũng rất dễ gây ra những biến chứng không mong muốn. Để bệnh không tiến triển nghiêm trọng hơn, mỗi người chúng ta cần tự ý thức phòng ngừa và đi khám thường xuyên để phát hiện sớm và kiểm soát bệnh kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top