✴️ Huyết áp thấp cần quan tâm điều gì?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Có hai con số liên quan đến huyết áp là chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Người ta nhắc nhiều đến huyết áp cao và những ảnh hưởng của nó mà không biết rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra những tác hại xấu tới sức khỏe.

Mất tập trung, không tỉnh táo

Huyết áp thấp có thể gây chóng mặt, nhìn mờ và lú lẫn

Huyết áp thấp có thể gây chóng mặt, nhìn mờ và lú lẫn. Tình trạng này rất nguy hiểm khi người bệnh đang thực hiện các hoạt động cần sự tập trung, tỉnh táo như lái xe cơ giới. Những triệu chứng của huyết áp thấp có thể gây ra sự mất tập trung khi lái xe và dẫn đến mất kiểm soát phương tiện, gây tai nạn giao thông.

Ngã đột ngột

Cơn chóng mặt do huyết áp thấp có thể xảy ra một cách nhanh chóng, đặc biệt là khi đứng lên đột ngột. Tình trạng này có thể khiến người bệnh dễ bị chấn thương. Ngoài ra, ngất xỉu cũng là một mối nguy hiểm của huyết áp thấp. Ngất xỉu đe dọa gây tổn hại cơ thể nghiêm trọng do ngã khi bất tỉnh.

Các biến chứng khác

 

Huyết áp thấp có thể là chỉ báo của một vấn đề nghiêm trọng hơn như mất máu, mất nước, bệnh về tim mạch.

Huyết áp thấp có thể là chỉ báo của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Những vấn đề về sức khỏe có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm mất máu, nhiễm trùng nặng, mất nước nghiêm trọng, các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim, van tim bị lỗi, dị ứng nghiêm trọng và các vấn đề nội tiết như cường giáp, suy giáp, bệnh Addison, lượng đường trong máu thấp và bệnh tiểu đường.

Nên làm gì khi bị huyết áp thấp?

Huyết áp thấp nếu không gây ra bất cứ dấu hiệu và triệu chứng hoặc các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ, không cần phải điều trị y tế.
Với những trường hợp có triệu chứng, việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và các bác sĩ thường cố gắng xử lý các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trước như mất nước, suy tim, bệnh tiểu đường hoặc suy giáp.
Khi huyết áp thấp là do thuốc, điều trị thường liên quan đến việc điều chỉnh lại liều lượng thuốc hoặc ngừng sử dụng hoàn toàn.
Nếu nguyên nhân gây ra huyết áp thấp là không rõ ràng hoặc không có biện pháp điều trị cụ thể, mục tiêu điều trị là làm tăng huyết áp, giảm bớt các dấu hiệu và triệu chứng.

Uống nhiều nước giúp làm tăng thể tích máu và ngăn ngừa tình trạng mất nước có thể dẫn tới huyết áp thấp.

Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và loại huyết áp thấp, người bệnh có thể thử điều chỉnh lại lối sống như sau:

  • Tăng lượng muối tiêu thụ: các chuyên gia y tế thường khuyên nên hạn chế lượng muối trong chế độ ăn uống bởi vì natri có thể làm tăng huyết áp đáng kể. Tuy nhiên với những người bị huyết áp thấp thì ngược lại, nên ăn nhiều muối, Mặc dù vậy cần lưu ý rằng dư thừa natri có thể dẫn tới suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Vì thế điều quan trọng nhất là nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi tăng lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Uống nhiều nước: chất lỏng giúp làm tăng thể tích máu và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Cả hai yếu tố này đều quan trọng trong điều trị huyết áp thấp.
  • Thuốc: một số loại thuốc, sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác, có thể được sử dụng để điều trị hạ huyết áp thế đứng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top