Đau thần kinh tọa (sciatica) là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa – dây thần kinh lớn và dài nhất cơ thể, bắt nguồn từ vùng thắt lưng (L4–S3) và đi qua mông, mặt sau đùi, xuống cẳng chân và các ngón chân.
Cơn đau thường bắt đầu từ cột sống thắt lưng, lan qua mông và xuống một bên chân. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 30–50, chủ yếu do thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh.
Đau thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 50
Tuổi cao: nguy cơ tăng do quá trình thoái hóa cột sống.
Béo phì: trọng lượng lớn gây áp lực lên cột sống.
Nghề nghiệp đặc thù: ngồi lâu, ít vận động hoặc thường xuyên mang vác nặng.
Bệnh nền: đái tháo đường, viêm cột sống, bệnh chuyển hóa.
Lối sống ít vận động, sai tư thế khi làm việc hoặc nghỉ ngơi.
Phần lớn các trường hợp đau thần kinh tọa có thể tự hồi phục. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng như: teo cơ, rối loạn vận động, mất cảm giác, rối loạn cơ tròn (tiểu không tự chủ), thậm chí tàn phế. Một số trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật cấp cứu.
Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng (nguyên nhân phổ biến nhất).
Thoái hóa cột sống, hẹp ống sống thắt lưng.
Viêm đĩa đệm, viêm cột sống, tổn thương thân đốt sống.
Khối u chèn ép, gãy xương chậu, nhiễm trùng, biến chứng thai kỳ (hiếm gặp).
Đau một bên vùng thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, bàn chân.
Đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, tăng lên khi ngồi lâu, ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế.
Có thể kèm theo tê bì, cảm giác kiến bò, yếu cơ hoặc chuột rút.
Trong một số trường hợp, không có biểu hiện đau lưng, mà chỉ đau dọc theo chân.
Giảm hoặc mất phản xạ gân xương, giới hạn vận động nếu chèn ép thần kinh nặng.
Mang vác vật nặng thường xuyên, không đúng cách cũng có thể dẫn đến đau thần kinh tọa
Tập thể dục thường xuyên: duy trì tư thế đúng, tăng cường cơ lưng – bụng.
Giữ cân nặng hợp lý: giảm tải áp lực lên cột sống.
Tư thế làm việc chuẩn: lưng thẳng, tránh ngồi hoặc đứng lâu.
Tránh mang vác vật nặng không đúng kỹ thuật.
Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu có yếu tố nguy cơ.
Điều trị theo nguyên nhân, giảm đau, cải thiện chức năng vận động.
Ưu tiên điều trị nội khoa nếu không có biến chứng.
Chỉ định can thiệp ngoại khoa nếu có chèn ép thần kinh nặng, không đáp ứng điều trị nội khoa.
Nghỉ ngơi hợp lý: nằm giường phẳng, tránh vận động mạnh.
Thuốc điều trị:
Giảm đau, kháng viêm: paracetamol, ibuprofen, diclofenac.
Thuốc giãn cơ: eperisone, tolperisone.
Thuốc giảm đau thần kinh: pregabalin, gabapentin.
Vitamin nhóm B (B1, B6, B12): hỗ trợ phục hồi thần kinh.
Lưu ý: Việc dùng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng.
Điều trị đau thần kinh tọa tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân
Xoa bóp, kéo giãn cột sống, chườm nóng/lạnh.
Chiếu đèn hồng ngoại, điện xung giảm đau.
Các bài tập phục hồi tăng cường cơ cạnh cột sống, phục hồi tư thế.
Chỉ định khi có:
Thoát vị đĩa đệm nặng, chèn ép thần kinh nặng.
Không đáp ứng điều trị nội khoa sau 6–8 tuần.
Biến chứng thần kinh tiến triển (liệt, rối loạn cơ tròn).
Kỹ thuật phẫu thuật: mổ hở, nội soi lấy đĩa đệm, hàn xương – làm vững cột sống.
Đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến chức năng vận động và chất lượng sống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng hướng và phục hồi chức năng hợp lý có thể giúp người bệnh hồi phục hoàn toàn và phòng tránh biến chứng. Nếu có dấu hiệu đau lan từ thắt lưng xuống chân, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và can thiệp kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh