Khi nào nên khám, kiểm tra chức năng tim ?

Nội dung

Bạn nên khám và kiểm tra chức năng định kỳ 6 tháng / lần khi:

  • Bạn đã trên 40 tuổi;
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tim;
  • Bị đang bị thừa cân hoặc béo phì;
  • Bạn đang có thói quen hút thuốc lá hoặc tiêu thụ rượu bia thường xuyên;
  • Có đang mắc bệnh bệnh tiểu đường, cao huyết áp, hoặc mỡ máu (cholesterol máu cao);
  • Bạn không có thói quen tập thể dục đều đặn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám và kiểm tra chức năng tim ngay khi cảm thấy:

  • Đau ngực hoặc khó thở;
  • Cảm thấy nặng trên ngực như có vật gì đè nén, bóp nghẹt từ bên trong;
  • Đau kéo dài hoặc cơn đau đột ngột ở vùng ngực, cổ, vai hoặc cánh tay.
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc mất thăng bằng;
  • Đau đầu đột ngột hoặc mất khả năng nói hoặc di chuyển một phần cơ thể;
  • Những cơn đau ngực kèm theo mồ hôi lạnh, nôn mửa, hoặc mất thị lực.

Các xét nghiệm kiểm tra chức năng tim

Để xét nghiệm kiểm tra chức năng tim, các bác sĩ thường thực hiện:

  • Xét nghiệm máu: Đo các chỉ số của máu như huyết áp, cholesterol, lipoprotein, triglyceride và glucose giúp đánh giá nguyên nhân gây bệnh tim.
  • Đo điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Thông qua bản ghi về hoạt động điện của tim, các bác sĩ có thể phát hiện ra các vấn đề như đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim;
  • Siêu âm tim (echocardiogram): Là phương pháp vẽ nên hình ảnh 2D hoặc 3D của tim nhờ sóng âm thanh tần số cao, có thể bác sĩ đánh giá trong chức năng của tim;
  • Chụp X-quang ngực: Bao gồm chụp X-quang tim, phổi và lồng ngực, giúp phát hiện các bất thường trong cấu tạo của tim hoặc phổi;
  • Phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác: Bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cắt lớp từ trường (MRI), chụp xạ hình tim (scintigraphy),… Các phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá chức năng, cấu tạo của tim và các điểm tắc nghẽn ở tim.

 

Làm thế nào để có một quả tim khỏe mạnh?

Để có một trái tim khỏe mạnh, bạn hãy tích cực điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt và vận động theo các nguyên tắc sau:

  • Ăn uống lành mạnh: Hãy ăn một chế độ ăn giàu rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, đạm thực vật, và chất béo không bão hòa. Hạn chế chất béo bão hòa, chất béo trans, cholesterol, muối và đường;
  • Tập thể dục đều đặn: Hãy tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, trong 3 – 5 ngày / tuần;
  • Kiểm soát cân nặng: Giữ cho cân nặng của bạn ở mức lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tim;
  • Không hút thuốc lá: Hút thuốc là một trong những tác nhân hàng đầu thúc đẩy sự hình thành mảng bám trong thành mạch, gây bệnh tim mạch vành, có thể dẫn tới tử vong;
  • Hạn chế rượu: Tiêu thụ rượu bia nhiều hơn 196g cồn / tuần có thể làm tăng nguy cơ tăng nguy cơ đau tim;
  • Hạn chế căng thẳng: Nồng độ cortisol cao do căng thẳng kéo dài có thể làm tăng cholesterol trong máu, chất béo trung tính, lượng đường trong máu và huyết áp,… Tất cả đều là những tác nhân thúc đẩy bệnh tim mạch tiến triển. Ngược lại, thực hiện các phương pháp quản lý stress như thiền, yoga, hoặc tập thể dục thể thao vừa sức,… hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe tim;
  • Kiểm soát nguy cơ mắc bệnh: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hoặc máu nhiễm mỡ, hãy kiểm soát chúng bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ định của bác sĩ;
  • Đi khám định kỳ: Tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần mỗi năm để phát hiện sớm các nguy cơ mắc bệnh tim và có biện pháp can thiệp kịp thời.
return to top