✴️ Bệnh giãn phế nang: Nguyên nhân - biến chứng và điều trị

Nội dung

1. Giãn phế nang là gì?

Phế nang là đơn vị nhỏ nhất trong phổi, có cấu tạo là những túi khí được sắp xếp như chùm nho, nằm ở đầu tận của các ống dẫn khí nhỏ nhất. Các phế nang có kích thước rất nhỏ, đường kích từ 0.1-0.2mm, chứa đầy khí. Ở người trưởng thành có khoảng 300 triệu phế nang trong hai phổi, làm cho diện tích bề mặt hô hấp của phổi đạt từ 100-120 m2. Phế nang có vai trò vô cùng quan trọng, là nơi diễn ra hoạt động trao đổi khí của phổi.

Khi hít vào, thành ngực nở ra, không khí đi vào qua các ống dẫn khí vào phế nang làm cho các phế nang nở ra chứa một lượng lớn không khí. Khi thở ra, thể tích phổi thu nhỏ, các phế nang co lại đẩy không khí ra ngoài.

Giãn phế nang là tình trạng tổn thương căng giãn thường xuyên và phá hủy không hồi phục ở thành của các khoang chứa khí dưới tiểu phế quản tận. Khi giãn phế nang, cấu trúc của phế nang bị phá hủy, độ co giãn giảm, mất tính đàn hồi sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng không khí, chức năng trao đổi khí của phế nang bị suy giảm.

Những bệnh nào gây ra giãn phế nang?

Có nhiều bệnh gây ra tổn thương giãn phế nang, trong đó phải kể đến một vài bệnh điển hình như:

Viêm phế quản mãn tính Viêm phế quản lan đến các tiểu phế quản tận và phá hủy cũng như làm giãn phế nang, khiến chúng không hồi phục được.

Hen phế quản lâu năm: Khi bị bệnh, các phế nang thường xuyên bị giãn căng và khó hồi phục. Cuối cùng, những phế nang này bị phá hủy và không thể hồi phục như tình trạng ban đầu.

Lao phổi: Bệnh lý này làm tổn thương xơ và làm căng giãn phế nang.

Bệnh bụi phổi vô cơ : Khi bị bệnh này, thành phế quản tận hoặc phế nang bị thâm nhiễm, xơ và giãn.

Lão suy: Ở người già, phổi hoạt động lâu năm dẫn đến bị xơ hoá gây giãn phế nang. Ngoài ra còn do một số bệnh nghề nghiệp như: thổi kèn, thổi thủy tinh làm tăng áp lực bên trong các phế nang, gây căng giãn phế nang. Bệnh Saccoidose: gây viêm nội mạc động mạch kèm giãn phế nang…

Thiếu protein AAT: Protein AAT có tác dụng bảo vệ các cấu trúc đàn hồi trong phổi, nếu thiếu protein này, các enzyme có thể gây tổn thương phổi kéo dài, dẫn đến bệnh giãn phế nang. Thiếu protein AAT là một bệnh di truyền, xảy ra ở 1-2% những người bệnh giãn phế nang.

Bệnh Saccoidose: gây viêm nội mạc động mạch kèm giãn phế nang...

Dấu hiệu bệnh giãn phế nang

Khí phế thũng trung tâm tiểu thùy: có triệu chứng của viêm phế quản mạn tính, với những đợt bội nhiễm phế quản. Người bệnh sẽ cảm thấy thấy khó thở khi gắng sức, kèm theo tình trạng môi thâm tím, giãn lồng ngực. Gõ vang là triệu chứng của khí phế thũng.

Phù gan, to gan, tĩnh mạch cổ nổi là biến chứng nguy hiểm của tâm phế mạn. Trog đợt bùng phát bệnh, khi nghe phổi trong sẽ thấy ran ẩm, ran ngáy, ran rít và sự rì rào phế nang giảm.

Bệnh giãn phế nang dễ gây biến chứng suy hô hấp cấp trong đợt nhiễm khuẩn phế quản, tắc nghẽn động mạch phổi hay tràn khí màng phổi do vỡ bóng khí. Kể từ khi thấy khó thở do bị bệnh, người bệnh có thể tử vong sau đó khoảng 10 – 20 năm. Bệnh giãn phế nang có nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh hen phế quản, kén khí phổi, tràn kí màng phổi nên cần đi khám để được chẩn đoán chính xác.

 

Giãn phế nang có nguy hiểm không?

Khi bị giãn phế nang, người bệnh sẽ có triệu chứng khó thở, thở khò khè, tức ngực. Khó thở đặc biệt tăng lên là khi làm việc nặng, gắng sức, mệt mỏi. Lồng ngực người bệnh biến dạng, tròn như hình thùng. Môi tím tái do thiếu oxy, các đầu chi tím khi có biến chứng thành tâm phế mạn. Người bệnh thường ho kéo dài, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, gầy sút. Đau thượng vị do cơ bụng hoạt động nhiều,

Bệnh giãn phế nang nếu không được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấptràn khí màng phổi, tâm phế mạn tính, tắc nghẽn động mạch phổi,...gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, ở thể ác tính, phổi có thể tan biến dần do nhu mô phôi bị phá hủy dần từ hai đáy. Người bệnh bị suy kiệt và thường tử vong sau một vài năm.

 

Bệnh giãn phế quản điều trị như thế nào?

Khi có các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Nguyên tắc điều trị giãn phế quản là làm phổi xẹp bớt, giảm thể tích các vùng phổi chứa nhiều khí, cải thiện khả năng gắng sức và giảm công hô hấp. Các thuốc thường dùng để điều trị bệnh giãn phế quản là:

  • Thuốc giãn phế quản: Giúp cải thiện tình trạng căng phồng phổi quá mức, giảm khó thở, tăng khả năng gắng sức. Phối hợp nhiều thuốc giãn phế quản có lợi hơn cho bệnh nhân so với đơn trị liệu.
  • Corticoid có thể dùng dạng khí dung hoặc dạng uống, sử dụng trong đợt cấp và điều trị dự phòng, giúp giảm viêm, giảm các triệu chứng bệnh, dự phòng các đợt cấp của bệnh,
  • Thở oxy giúp giảm công hô hấp, làm tăng khả năng gắng sức và kéo dài cuộc sống ở bệnh nhân.
  • Kháng sinh: Được sử dụng khi bệnh nhân phát triển các nhiễm khuẩn như viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Cùng với điều trị y tế, người bệnh cần tích cực thay đổi lối sống. Bỏ hút thuốc lá hoàn toàn để giảm tiến triển của bệnh, tập thở chúm môi để giúp giảm bớt tình trạng ứ khí trong lồng ngực, giảm tình trạng khó thở. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng.

Để đề phòng bệnh giãn phế nang, cần giữ gìn sức khỏe đường hô hấp. Không hút thuốc lá, thuốc lào, khi bị viêm đường hô hấp cần điều trị dứt điểm, không để bệnh kéo dài. Giữ gìn vệ sinh răng miệng, giữ vệ sinh môi trường sống và môi trường làm việc. Có dụng cụ bảo hộ làm việc khi làm việc trong môi trường khói bụi. Ngoài ra, cần thường xuyên nâng cao thể trạng bằng việc sử dụng các vitamin A, C, E và nhóm B. Hướng dẫn người bệnh tập thể dục, khí công, tập thở bụng.

 

Lưu ý khi điều trị giãn phế nang

Việc điều trị bệnh giãn phế nang chủ yếu là lưu thông đường thở, cho bệnh nhân thở ôxy. Đặc biệt cần chú ý điều trị các biến chứng và điều trị từng đợt bùng phát của bệnh viêm phế quản mãn tính.

Bệnh nhân cần được dùng kháng sinh để dự phòng bội nhiễm, tránh lạnh, chống bụi. Ngoài ra, cần thường xuyên nâng cao thể trạng bằng việc sử dụng các vitamin A, C, E và nhóm B. Hướng dẫn người bệnh tập thể dục, khí công, tập thở bụng.

Phòng bệnh tốt nhất là phòng tránh và điều trị tích cức các bệnh là nguyên nhân gây giãn phế nang như đã nói ở trên. Không hút thuốc là hoặc nếu đang hút phải bỏ hút thuốc lá ngay để phòng và làm giảm tiến triển giãn phế nang.

Chống ô nhiễm không khí như: phun nước chống bụi trên đường giao thông đô thị; không đốt nilông, nhựa, cao su, bếp than trong các khu dân cư…

Bệnh nhân cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để làm giảm thiểu số lần lên cơn hen; ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, tập thể dục hằng ngày để giữ gìn sức khỏe và tăng sức đề kháng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top