Thuở trước, đột quỵ được xem là bệnh “trời kêu ai nấy dạ”, nhưng với các phương tiện thăm khám, xét nghiệm mà mọi người dễ dàng tiếp cận ngày nay, chúng ta có thể biết được mình có nguy cơ bị đột quỵ cao hay thấp. Trong đó, 3 yếu tố nguy cơ hàng đầu đưa đến đột quỵ chính là: tiểu đường, cao huyết áp, tăng cholesterol.
Tăng đường huyết làm tăng nguy cơ đột quỵ, nguy cơ này càng cao hơn ở những người bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt. Bệnh tiểu đường góp phần làm xơ vữa mạch máu, dẫn đến các biến chứng, một trong số đó là đột quỵ. Những người mắc bệnh tiểu đường dễ lãnh hậu quả của các bệnh lý mạch máu não, chẳng hạn đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết não.
Huyết áp cao làm tổn thương các động mạch trên toàn cơ thể, khiến cho mạch máu có thể bị vỡ hoặc tắc nghẽn dễ dàng hơn. Khi các động mạch não bị suy yếu do huyết áp cao, kéo theo nguy cơ đột quỵ cũng cao hơn nhiều. Trong một số trường hợp xuất huyết não, tăng huyết áp không chỉ là yếu tố nguy cơ mà còn là nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh nhân đột quỵ. Đó là lý do tại sao kiểm soát huyết áp luôn là việc quan trọng để giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Tăng cholesterol trong máu có thể khiến cho chất béo tích tụ trong động mạch. Điều này làm cho các động mạch bị thu hẹp và cứng lại, khiến máu khó lưu thông hơn. Tăng cholesterol cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông - “thủ phạm” gây ra đột quỵ nhồi máu não.
Nếu hình dung mạch máu não như hệ thống ống nước thì tiểu đường khiến thành ống giòn, dễ vỡ. Tăng cholesterol làm cho lòng ống bám nhiều rong rêu, rác rến, lỡ may một đống rác to đùng trôi tới (cục máu đông) mắc kẹt ở đoạn ống nước hẹp, ống nước lập tức bị nghẹt (nhồi máu não), hoặc đột nhiên dòng nước chảy qua quá mạnh (tăng huyết áp), ống nước sẽ vỡ tan tành (xuất huyết não).
Nhiều người được hồi sinh sau đột quỵ kể lại thời khắc sinh tử của mình, họ đều kể là lúc đó chân tay nhấc không lên, muốn kêu cứu mà miệng chỉ ú ớ, hoặc lăn ra bất tỉnh… Lúc này, sinh mệnh của họ giao phó hoàn toàn cho người xung quanh.
Nếu được người nhà phát hiện sớm, đưa đi cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng” tại bệnh viện có đầy đủ nhân lực và phương tiện điều trị đột quỵ thì đây là may mắn không gì bằng.
Thời gian vàng là thời điểm tốt nhất để cứu bệnh nhân đột quỵ đạt được hiệu quả cao nhất. Giờ vàng được quy định là 4,5 giờ đối với đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu nhỏ, 6 giờ đối với đột quỵ nhồi máu não do tắc nghẽn mạch máu lớn. Với xuất huyết não thì cứu càng sớm càng tốt chứ không tính mốc giờ vàng.
Nhưng chuyện tìm ra đột quỵ kiểu gì, tắc mạch máu nào là công việc của bác sĩ, còn chúng ta, hễ thấy người đột quỵ thì đưa đi bệnh viện ngay chứ đừng chần chừ, bởi thời gian cấp cứu đột quỵ quyết định di chứng, sự sống - chết của người bệnh. Nếu đến trễ giờ vàng, dù có vàng cũng không mua được sinh mệnh. Hoặc may hơn một chút, là “còn nước còn tát”, dựa theo tính toán của các phần mềm hiện đại, bác sĩ sẽ lên phương án cứu vãn được chút nào hay chút ấy.
Chơi vơi ở lằn ranh sinh tử ấy là điều không ai muốn, vì thế, ngay từ lúc này, chúng ta phải xem mình có yếu tố nguy cơ gì hay không để mà phòng bị, đừng để “trời kêu” bất thình lình.
Ngay từ khi biết mình “sở hữu” các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, chúng ta cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Điều đầu tiên, kiểm soát đường huyết - huyết áp - mỡ máu là câu “thần chú” mà mọi người phải thuộc nằm lòng. Kiểm soát thế nào? Đó là uống thuốc đều đặn, tái khám định kỳ, sắm cuốn sổ ghi chép chỉ số huyết áp, đường huyết đo tại nhà.
Kế tiếp, ăn uống phải cân bằng các dưỡng chất, ăn đủ nhiều món chứ không ăn nhiều một món. Bữa ăn nhiều màu sắc với những thực phẩm sạch là lý tưởng nhất. Và nhớ là phải giảm muối, giảm mỡ, giảm đường.
Điều thứ ba là thông điệp được các bà vợ rỉ rả bên tai các ông chồng: bớt nhậu, bỏ thuốc lá đi anh/ đi ông! Điều thứ tư, nhà nào có trẻ nhỏ thì khó mà quên được khi các bé nghêu ngao hát: “Muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao, ai muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao”…
Và điều cuối cùng, tùy theo mỗi thể trạng có thể bổ sung thực phẩm chức năng chứa enzym nattokinase - nguyên liệu Nhật Bản được chứng minh tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, mỡ máu cao, nuôi dưỡng mạch máu giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, việc lưu thông máu lên não tốt hơn.
Hoặc bên cạnh enzym nattokinase có thể kết hợp thêm men gạo đỏ, đây là “lời giải” cho bài toán thừa cholesterol của người Việt hiện nay, được người Nhật ưa chuộng và tin dùng hàng nghìn năm qua và xếp vào hàng “mỹ thực”.
Đại học Y Harvard đã chứng minh, men gạo đỏ chứa các hợp chất monacolin, có tác dụng hỗ trợ kìm hãm hoạt động của loại men gan HMG-CoA reductase chuyên kích thích tạo ra cholesterol xấu và triglycerid có hại cho tim mạch. Từ đó gia tăng công dụng phòng đột quỵ lên gấp bội, cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu chân tay do thiếu máu não, đồng thời giúp tăng tuần hoàn máu.
Vậy nên, nếu đã có trong mình 3 yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, việc cần làm của mỗi người là phải ngăn chặn, đẩy lùi chúng, để trời có kêu thì cũng lâu lắm mới tới lượt mình!
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh