Tăng mỡ máu là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến bệnh tim mạch. Đây cũng là một tình trạng dễ gây nhầm lần do không có triệu chứng và có nhiều cách điều trị khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ.
Có nhiều lời bàn tán quanh vấn đề tăng mỡ máu. Một số là đúng tuy nhiên hầu hết là không đúng. Dưới đây là những hiểu nhầm thường gặp nhất.
Mặc dù cholesterol là một yếu tố góp phần chính vào bệnh tim, nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Tăng huyết áp, tiền sử gia đình bệnh tim, tiểu đường là những yếu tố khác có thể góp phần vào bệnh tim mạch. Ngoài ra, cholesterol toàn phần có thể bình thường nhưng LDL cholesterol có thể cao và HDL có thể thấp-dẫn đến bệnh tim mạch.
Có thể mỡ máu cao phổ biến ở người già, nhưng có thể xảy ra ở người trẻ. Dù bạn khỏe mạnh, hiệp hội tim Hoa Kì khuyến cáo bạn nên kiểm tra mỡ máu ngay từ tuổi 20. Trong thời đại đồ ăn nhanh và trò chơi điện tử phát triển, mỡ máu cao cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, đặc biệt nếu mỡ máu cao là di truyền trong gia đình, bạn nên kiểm tra mỡ máu trước tuổi 20.
Không cần thiết. Phụ thuộc vào tiền sử sức khỏe và mức độ mỡ máu cao như thế nào, bác sĩ sẽ thử thay đổi lối sống của bạn trước khi dùng thuốc. Điều này có thể bao gồm bỏ thuốc lá, chế độ ăn giảm mỡ, và tập thể dục đều đặn.
Nếu những biện pháp trên không có tác dụng, thuốc hạ mỡ máu có thể được cân nhắc.
Bênh tim là bệnh đe dọa tính mạng tiềm ẩn, đặc biệt nếu bạn không khám bác sĩ thường xuyên. Trên thực tế, nhiều người không hề biết họ mắc bệnh tim cho đến khi họ có cơn đau tim hoặc đột quỵ, trừ khi họ khám định kì đều đặn. Do đó, rất quan trọng khi đến khám bác sĩ thường xuyên để đảm bảo tim bạn khỏe mạnh.
Bạn thường không có triệu chứng của tăng mỡ máu, giống như tăng huyết áp và tiểu đường, là những tình trạng âm thầm có thể dẫn đến bệnh tim.
Đúng và không đúng. Điều này thực sự phụ thuộc vào loại xét nghiệm bạn đang sử dụng và nếu bộ kit được sử dụng là chính xác. Ví dụ, có một số loại xét nghiệm chỉ thử nồng độ cholesterol toàn phần trong máu. Trong khi điều này có thể có hiệu quả để xác định xem một người có mỡ máu cao hay không, nó không đưa ra được những thông tin khẳng định khác về HDL, LDL và triglycerid.
Mặc dù có nhiều loại thảo mộc, vitamin, và các sản phẩm tự nhiên khác đã cho thấy hiệu quả làm giảm mỡ máu, hiệu quả của chúng thực sự thường khá khiêm tốn.
Mặt khác, một số chất bổ sung từ thảo dược vẫn chưa được chứng minh là làm giảm mức cholesterol. Vì vậy, nếu nhà cung cấp dịch vụ y tế của bạn đã xác định rằng bạn cần phải dùng thuốc để giảm mỡ máu, đừng thay thế chúng bằng thuốc thảo dược.
Ngoài ra, hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn muốn uống sản phẩm bổ cùng với thuốc hạ cholesterol, vì có thể xảy ra tương tác bất lợi.
Tiêu cơ vân hoặc tổn thương gan là những phản ứng phụ nhưng rất hiếm gặp khi dùng thuốc statin. Statins, còn được gọi là chất ức chế HMG-CoA reductase, thường được sử dụng để hạ mức cholesterol vì chúng hoạt động trên tất cả các nhóm của cholesterol: LDL, HDL và triglycerides. Ngoài ra, chúng còn có những tác dụng có lợi như giảm viêm.
Trong một số trường hợp, một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất vừa phải có thể giúp làm giảm cholesterol của bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó không giúp ích gì cho dù khối lượng tập thể dục hoặc loại hình chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp với bạn. Ở những người này, mức cholesterol cao có thể là di truyền. Mặc dù tập thể dục và chế độ ăn kiêng có thể giúp sức khỏe của bạn cải thiện theo những cách khác nhau, nó không làm nồng độ cholesterol và triglyceride của bạn thay đổi. Trong những trường hợp này, bạn có thể được kê toa thuốc hạ cholesterol để giúp làm giảm mỡ máu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh