Nhịp tim chậm nguy hiểm không?

Nhịp tim chậm là một dạng rối loạn nhịp tim thường tiến triển âm thầm với những biểu hiện kín đáo và dễ bị bỏ qua. Vậy nhịp tim chậm nguy hiểm không?

 

1. Nhịp tim chậm nguyên nhân do đâu?

Nhịp tim chậm có thể là hậu quả của rối loạn xung điện kiểm soát hoạt động bơm của tim, do những nguyên nhân như:

  • Tổn thương mô tim do lão hóa, bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim.

 

Nhịp tim chậm là một dạng bệnh tim mạch cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

 

  • Dị tật tim bẩm sinh
  • Biến chứng sau phẫu thuật tim
  • Suy giáp, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, hội chứng ngưng thở khi ngủ, sốt thấp khớp hay lupus…

Bên cạnh đó, bệnh nhân tim mạch đang được điều trị cao huyết áp bằng các thuốc gây chậm nhịp tim như chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi cũng có thể có nhịp chậm.

Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ gây nhịp tim chậm là: tuổi cao, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, căng thẳng kéo dài, lo âu.

 

2. Nhịp tim chậm nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, nhịp tim chậm có thể gây ra một số biến chứng do không đủ cung cấp máu đến các cơ quan. Mức độ nghiêm trọng của các biến chứng này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sự tổn thương của mô tim, bao gồm:

  • Ngất thường xuyên: Các tế bào não đói năng lượng do không đủ máu cung cấp oxy và dinh dưỡng
  • Suy tim: Tim đập chậm thường xuyên có thể khiến tim ngày một suy yếu
  • Ngừng tim đột ngột hoặc đột tử: Hiếm khi xảy ra.

 

3. Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim chậm

Điều trị nhịp tim chậm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà bạn gặp phải.

 

3.1. Điều trị rối loạn tiềm ẩn

Nếu một bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như suy giáp hoặc ngưng thở khi ngủ gây chậm nhịp tim, điều trị các rối loạn này có thể giải quyết tình trạng nhịp tim chậm.

 

3.2. Thay đổi thuốc điều trị các bệnh khác

Nhịp tim chậm có thể là hậu quả do tác dụng phụ của các thuốc điều trị bệnh tim khác. Bác sĩ sẽ kiểm tra các loại thuốc bạn đang dùng và đưa ra biện pháp thay thế: sử dụng thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng để cải thiện tình trạng nhịp tim chậm, nếu không có tác dụng, bạn sẽ được chỉ định máy tạo nhịp tim.

 

3.3. Đặt máy tạo nhịp tim

Là một thiết bị nhỏ gọn, được cấy dưới da để giúp theo dõi nhịp tim và tạo xung điện cần thiết để tim hoạt động ổn định.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top