✴️ Ung thư đại tràng – các biện pháp phòng tránh

Bệnh ung thư đại tràng là gì?

Đại tràng hay còn gọi là ruột già là đoạn cuối cùng của hệ tiêu hóa, nhiệm vụ của đại tràng là tiếp nhận và bài tiết các thức ăn không tiêu hóa được (phân). Ung thư xuất hiện thường gặp nhất ở đại tràng với 25%. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số điều cơ bản về ung thư đại tràng mà bạn cần biết.

Ung thư đại tràng là sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư đại tràng còn được gọi là ung thư ruột hay ung thư ruột kết là sự phát triển của ung thư từ ruột kết hoặc trực tràng (các bộ phận của ruột già). Ung thư đại tràng thường bắt đầu từ polyp được hình thành trong ruột già và trực tràng, qua thời gian, các polyp này có thể tiến triển thành ung thư.

Các giai đoạn của bệnh ung thư đại tràng

Giai đoạn 1: Giai đoạn này cho thấy ung thư xuất hiện ở lớp bên trong của đại tràng, nó chưa lan đến hệ bạch huyết.

Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh

Giai đoạn 2: Bệnh tiến triển hơn một chút so với giai đoạn 1 và đã phát triển vượt ra ngoài niêm mạc và dưới niêm mạc của đại tràng. Ung thư đại tràng giai đoạn 2 được phân thành giai đoạn 2A, 2B và 2C.

  • Giai đoạn 2A: Tế bào ung thư đã đã tiến đến các vùng tổ chức thành đại tràng.

  • Giai đoạn 2B: Tế bào ung thư phát triển ra lớp ngoài của đại tràng tới niêm mạc bao quanh cơ quan ổ bụng.

  • Giai đoạn 2C: Tế bào ung thư đã phát triển đến các cơ quan hoặc cấu trúc sát gần đó.

Giai đoạn 3: Tế bào ung thư tiến vào hệ bạch huyết, cũng có thể lan xa hơn đến thành đường ruột.

Giai đoạn 4: Tế bào ung thư đã xâm lấn đến các cơ quan khác của cơ thể như: gan, phổi, xương…

Nguyên nhân gây bệnh ung thư đại tràng

Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có người bị ung thư đại tràng thì nguy cơ bạn bị mắc bệnh này sẽ tăng cao hơn, bởi vì ung thư có tính di truyền với tỉ lệ 3-5%. Hoặc có thể bị tái phát vì trước đây bạn đã từng bị bệnh này.

Các bệnh lý về đường ruột: Người bị mắc các bệnh như viêm loét đại tràng mạn tính, polyp đại tràng, bệnh crohn (một loại bệnh viêm ruột) thì khả năng mắc ung thư đại tràng càng cao.

Chế độ ăn uống sai lầm: Ăn nhiều đồ muối lên men như dưa muối, cà muối, sung muối, kim chi hay các loại thịt trâu, bò, dê, cừuvà đồ ăn nhanh như: xúc xích, hamburger hoặc uống nhiều đồ uống có đường như soda, cocacola, sting…

Béo phì: Những người béo phì có nguy cơ mắc ung thư đại tràng và tử vong cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.

Hút thuốc lá và uống rượu bia: Thuốc lá và rượu bia gây ra các thay đổi hóa học và vật lý khác nhau trong cơ thể khiến con người dễ mắc ung thư.

Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì nguy cơ ung thư đại tràng càng cao.

Biểu hiện của ung thư đại tràng

Đau bụng: Người mắc ung thư đại tràng có những cơn đau bụng khác thường khi dữ dội khi lại âm ỷ, do đó mọi người dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của rối loạn tiêu hóa hay đau dạ dày…

Đại tiện gặp vấn để:

  • Ra máu: khi đại tiện lẫn với máu là biểu hiện phổ biến của bệnh ung thư đại tràng.

  • Phân nhỏ: là do các polyp hình thành và phát triển tạo thành vật cản, trong quá trình bài tiết chất thải phải đi qua những polyp này khiến chúng biến dạng thành hình dẹt và nhỏ hơn bình thường. Đây cũng là dấu hiệu của ung thư đại tràng.

  • Thói quen đại tiện thay đổi:số lần đi đại tiện của người ung thư đại tràng sẽ nhiều hơn, bệnh càng nặng thì số lần đi đại tiện càng nhiều hơn.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đầy hơi là triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa, người bệnh thường có cảm giác như vừa ăn no, ậm ạch, khó tiêu, ợ hơi. Đây cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng.

Giảm cân bất thường:Ung thư đại tràng hay bộ phận khác trong hệ tiêu hóa sẽ khiến cơ thể người bệnh đột ngột sụt cân, gầy yếu.

Đau hậu môn: Ung thư đại tràng là biến chứng rất nguy hiểm do đau hậu môn gây ra, khối u lớn dần lên làm cho cơ vòng của hậu môn quá tải và yếu dần đi gây đau đớn.

Mệt mỏi và suy nhược cơ thể: Đại tiện đều ra máu, rối loạn tiêu hóa kéo dài, chán ăn, giảm cân bất thường, đau bụng, đau hậu môn chính là những nguyên nhân làm cho người bệnh mệt mỏi suy nhược.

Các phương thức chẩn đoán ung thư đại tràng

Để chẩn đoán ung thư đại tràng chính xác, bạn cần thực hiện một vài phương pháp như:

  • Xét nghiệm máu để xác định chất chỉ điểm ung thư CEA

Xét nghiệm CEA để phát hiện khối u đã xâm lấn hoặc di căn đến các bộ phận khác của cơ thể hay chưa. Xét nghiệm CEA được dùng với 3 mục đích: sàng lọc ung thư, theo dõi di căn tái phát, theo dõi hiệu quả điều trị.

  • Xét nghiệm tìm máu trong phân

Tìm dấu hiệu của máu trong phân chưa phải là xét nghiệm chính xác nhất cho việc chẩn đoán ung thư đại tràng. Tuy nhiên, việc xuất huyết cần được kiểm tra, tư vấn ý kiến bác sỹ về việc kết hợp với những xét nghiệm khác để chẩn đoán.

  • Nội soi đại tràng

Phương pháp này được sử dụng để sàng lọc và theo dõi bệnh nhân bị ung thư đại tràng. Nội soi đại tràng cho phép loại bỏ polyp đại tràng hay còn gọi là nội soi cắt polyp. 

  • Chụp X quang đại tràng

Chụp Xquang giúp quan sát toàn diện đại tràng xem có sự hiện diện của các khối u và các tế bào ung thư không. Ngoài ra, Xquang đại tràng giúp cho bác sỹ chẩn đoán được các bệnh như: tăng co thắt đại tràng, dài đại tràng, phình đại trực tràng… mà việc nội soi không thể chẩn đoán được.

  • Siêu âm, chụp CT/MRI

Phương pháp này được dùng để xác định vị trí, kích thước và các tổ chức xung quanh khối u, hỗ trợ việc chẩn đoán ung thư có di căn sang các bộ phận khác hay không. Ưu điểm của phương pháp này là không xâm lấn cho nên không gây đau đớn.

  • Sinh thiết đại tràng

Là kĩ thuật y khoa tối ưu nhất hiện nay để tầm soát ung thư ở cơ quan này. Những người có nguy cơ ung thư đại tràng nên định kỳ kiểm tra sức khỏe bằng kỹ thuật này.

Phương pháp phòng ngừa ung thư đại tràng

Ung thư được coi như án tử đối với bất kỳ bệnh nhân nào, bởi thời gian ủ bệnh kéo dài và khi phát hiện thì bệnh đã ở trong giai đoạn cuối. Vì vậy để phòng ngừa ung thư đại tràng chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần và nên sàng lọc ung thư để phát hiện bệnh sớm. Trong đó, sàng lọc là phương pháp sử dụng các xét nghiệm tìm kiếm ung thư trước khi các triệu chứng phát triển. Ngoài ra, sàng lọc ung thư đại tràng còn có thể tìm thấy sự hình thành và tăng trưởng của những polyp ở đại tràng, để có thể được loại bỏ trước khi chúng trở thành ung thư.

Bên cạnh đó, bạn cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn bằng cách:

  • Uống 3 lít nước mỗi ngày sẽ hạn chế được tình trạng táo bón từ đó giảm bớt gánh nặng cho đại tràng

  • Tăng cường ăn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ- Bổ sung Vitamin D và canxi – Hạn chế rượu bia và thuốc lá

  • Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng, tinh thần thư thái và giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

Ung thư đại tràng là một trong sốít bệnh ác tính có khả năng chữa lành bệnh và có thể phòng ngừa được nếu bệnh được phát hiện và điều trị từ sớm cùng với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Việc tầm soát ung thư đại tràng sớm thực sự mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho tất cả mọi người.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top