✴️ Các nguyên nhân khiến phân có màu đen

Tổng quan

Các đốm đen trong phân người lớn thường do các thức ăn khó tiêu hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Ở trẻ sơ sinh, phân đen có thể là phân su.

Màu phân có thể bị ảnh hưởng bởi các món ăn hằng ngày hoặc tình trạng suy chức năng đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu phân chuyển sang màu đen hoặc có đốm đen trong vài ngày, nên khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Ở người có nhu động ruột khỏe mạnh thường, phân thường có màu vàng nâu, dài và mịn. Khi đi tiêu không có cảm giác đau rát hay không cần phải tốn quá nhiều sức để rặn. Các đốm đen dễ nhận thấy hơn khi phân có màu sáng hơn. Nhìn trực quan, các đốm đen có hình dáng như những vệt nhỏ, mỏng giống bã cà phê. Một số nguyên nhân phổ biến của đốm đen trong phân bao gồm:

Chế độ ăn

Một số thực phẩm như vỏ hoặc hạt của trái cây khó tiêu hóa hơn những loại khác bao gồm: Quả việt quất, dâu đen, mận, đậu đen…

Màu thực phẩm cũng có thể làm cho phân thay đổi màu sắc vì cơ thể có thể gặp khó khăn khi tiêu hóa thuốc nhuộm nhân tạo. Nguyên nhân thay đổi màu sắc của phân do màu của thực phẩm thông thường không ảnh hưởng đến sức khỏe.

 nguyên nhân gây phân màu đen

Chất sắt

Chất bổ sung sắt hoặc thực phẩm chứa nhiều chất sắt có thể khiến phân bị chuyển sang màu đen. Điều này có thể chỉ ra rằng một người đang dung nạp quá nhiều chất sắt. Phân đen ở trẻ có thể cho thấy rằng trẻ đã tiêu thụ quá nhiều thuốc sắt.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể tạm thời thay đổi màu sắc của phân. Bismuth, một thành phần hoạt chất trong một số loại thuốc đường ruột trộn với một lượng nhỏ lưu huỳnh trong nước bọt và dạ dày có thể khiến phân hay lưỡi có màu đen. Sự thay đổi màu sắc tạm thời là vô hại và sẽ biến mất trong vài ngày sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về những thay đổi màu sắc phân nếu gần đây có sử dụng thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn.

Chảy máu đường ruột

Chảy máu trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như trong dạ dày hoặc ruột, có thể làm cho phân xuất hiện màu đen. Tùy thuộc vào tình trạng và vị trí chảy máu trong ống tiêu hóa mà máu trong phân xuất hiện nhiều hay ít với màu sắc đỏ, đen khác nhau. Khám bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Phân đen như mực.
  • Máu trong phân
  • Đau bụn, nôn, ngất xỉu
  • Nhịp tim nhanh
  • Đổ mồ hôi

xuất huyết tiêu hóa gây phân đen

Bệnh gan

Màu phân là một chỉ số đánh giá và phát hiện các bệnh của gan. Điều này là do các bệnh ở gan gây ứ mật đôi khi dẫn đến phân bạc màu

Bệnh gan cũng có thể gây ra phân đen hoặc đốm đen trong phân do chảy máu trong đường tiêu hóa do giãn tĩnh mạch thực quản hoặc tăng huyết áp tĩnh mạch cửa chủ.

Giãn tĩnh mạch thực quản xảy ra khi các tĩnh mạch ở cổ và dạ dày phình ra khi lưu lượng máu đến gan bị chặn lại. Xơ gan thường là nguyên nhân phổ biến nhất của giãn tĩnh mạch thực quản.

Giãn tĩnh mạch thực quản báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng về gan và cần được điều trị kịp thời, chuyên sâu.

Dấu hiệu của bệnh gan bao gồm:

  • Đốm đen trong phân với số lượng tiến triển theo thời gian.

  • Vàng da hoặc vàng da hoặc mắt.

  • Lòng bàn tay đỏ

  • Ngứa da, mệt mỏi, tụt cân

  • Buồn nôn, đau bụng

Đốm đen trong phân trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, phân su thường là nguyên nhân của phân đen. Phân của trẻ tối màu vì trẻ chưa có lợi khuẩn đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Phân đen ở trẻ lớn kéo dài hơn một tuần có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe. Trẻ lớn hơn có thể có các đốm đen trong phân vì những lý do tương tự như người lớn.

Trẻ nên được đưa đến phòng cấp cứu nếu chúng cũng có dấu hiệu:

  • Sốt, nôn

  • Mơ màng

  • Chướng bụng

  • Đau đớn

Khi nào đi khám bác sĩ

Những người khỏe mạnh và không bất kì các tình trạng bệnh lý hay triệu chứng nào có thể theo dõi tình trạng phân đen một hoặc hai ngày.

Nếu các đốm đen xuất hiện trong phân trong hơn hai ngày liên tiếp, nên đến các cơ sở y tế để có được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Trường hợp có các triệu chứng, yếu tố nguy cơ dưới đây cần đi khám ngay:

  • Tiền sử bệnh gan

  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy nặng, sốt cao

  • Mắt vàng, da màu vàng hoặc xanh

  • Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng, chẳng hạn như tụt cân không rõ nguyên nhân hoặc giun trong phân

  • Trẻ sơ sinh nên được bác sĩ khám ngay nếu màu đen trong phân không phải do phân su.

  • Phát hiện phân đen hơn 2 ngày không phải do thực phẩm hoặc thuốc.

Điều trị phân đen như thế nào

Việc điều trị các đốm đen trong phân phụ thuộc vào nguyên nhân. Hãy cho bác sĩ biết thông tin bệnh sử, tình trạng ăn uống và nếu cần thiết có thể cần phải xét nghiệm phân. Các kỹ thuật hình ảnh nhằm đánh giá tình trạng của đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác của đường tiêu hóa. Xét nghiệm chức năng gan, công thức máu có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của gan.

Người mắc bệnh gan có thể cần dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống hoặc nhập viện đồng thời có những liệu pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Nội soi đường tiêu hóa trên: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Có thể bạn quan tâm: Xuất huyết tiêu hóa

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top