Bệnh hẹp mạch vành tim còn có các tên gọi khác như bệnh tắc, hẹp động mạch vành; bệnh thiểu năng động mạch vành; suy mạch vành. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành. Những mảng xơ vữa này sẽ dày lên theo thời gian, làm thu hẹp lòng mạch, khiến lưu lượng máu về tim bị giảm sút, thậm chí ngưng trệ hoàn toàn. Cơ tim bị thiếu máu và oxy để hoạt động có thể gây ra đau thắt ngực, khó thở và nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim
Đau thắt ngực chính là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh hẹp động mạch vành (thiểu năng động mạch vành, suy mạch vành). Người bệnh có cảm giác đau như bị bó chặt, bóp nghẹt, đè ép ở tim, gây khó chịu trong lồng ngực. Vị trí của cơn đau là sau xương ức, đau giữa ngực hoặc vùng tim. Đau có thể tại chỗ, lan lên cổ, lên hàm, vai hay cánh tay bên trái, có một số ít trường hợp lan ra sau lưng hay vùng cột sống. Cơn đau thường rất ngắn chỉ khoảng 10-30 giây hay 1 vài phút.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh hẹp mạch vành (thiểu năng động mạch vành, suy mạch vành) là do sự lắng động của cholesterol trong máu làm tổn thương lớp lót bên trong lòng động mạch vành (tế bào nội mạc), gây viêm mạn tính thành mạch máu. Phản ứng viêm này khiến cơ thể huy động một lượng lớn tiểu cầu và ác tế bào miễn dịch tập trung về vị trí tổn thương với mục đích “làm liền” vết thương. Những tế bào này sau đó có thể kết dính với cholesterol và canxi làm hình thành nên các mảng xơ vữa trên thành mạch. Các mảng xơ vữa tiếp tục dày lên theo thời gian, chúng có thể bị nứt vỡ và tiếp tục làm tổn thương động mạch vành, đồng thời tạo tiền đề hình thành nên các cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn mạch máu, dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim.
Ngay khi có triệu chứng đau thắt ngực, nên tới bệnh viện ngay để kiểm tra xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Trước hết bác sĩ sẽ tìm hiểu về các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải cũng như tiền sử bệnh. Bên cạnh đó người bệnh cũng được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:
Có hai phương pháp điều trị bệnh hẹp động mạch vành tim (thiểu năng động mạch vành, suy mạch vành) là: sử dụng thuốc và phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh hẹp động mạch vành tim:
Phẫu thuật và can thiệp ngoại khoa
Phẫu thuật thường và các can thiệp ngoại khoa như nong mạch đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, ghép tim.. được chỉ định cho các trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả.
Ngoài ra người bệnh cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể nên bỏ hút thuốc lá, tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc, ăn các loại thực phẩm tốt cho tim mạch (như rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, cá…), giảm chất béo, giảm muối, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và hạn chế tối đa căng thẳng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh