Đau thành ngực có thể là kết quả của một chấn thương ở cơ, khớp hay sụn. Trong một số trường hợp, điều trị tại nhà như liệu pháp nóng hoặc lạnh có thể có ích.
Nguyên nhân cơn đau ngực rất khó để chẩn đoán nếu chỉ từ triệu chứng đơn lẻ. Vì vậy, điều quan trọng là phải khám bác sĩ nếu cảm thấy đau ngực.
Bài viết nãy sẽ phân tích một số nguyên nhân và phương pháp điều trị liên quan đến cơn đau thành ngực.
Cơn đau thành ngực có thể là cơn đau bên trong lồng ngực. Nó có thể ảnh hưởng các cơ, xương hay mô mềm ở thành ngực. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể liên quan đến các cơ quan nội tạng, như tim và phổi.
Cơn đau thành ngực có thể gây ra các cảm giác khác nhau, từ đau thắt đến đau nhói như dao đâm. Nó cũng có thể đến và mất đi thay đổi trong thời gian từ vài giờ đến vài ngày.
Trong một số trường hợp, cơn đau thành ngực chỉ xảy ra khi cử động hoặc chạm vào một vùng cụ thể.
Đau ngực có thể xảy ra cùng với bệnh tim hoặc cơn đau tim. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đau thành ngực không phải do bệnh lí tim. Trên thực tế, một số ước tính cho thấy gần một phần tư dân số sẽ bị đau thành ngực do một vấn đề nào đó không phải do tim.
Ví dụ, nguyên nhân phổ biến của đau thành ngực là chấn thương cơ, khớp hoặc sụn.
Đau thành ngực cần được chăm sóc khẩn cấp nếu như có:
Những triệu chứng này báo hiệu một cơn đau tim và vì vậy cần chăm sóc y tế ngay lập tức.
Một cơn đau tim không phải là lý do duy nhất cần cấp cứu. Một vài dấu hiệu khác mà cơn đau ngực cần cấp cứu gồm:
Một số tình trạng y khoa có thể gây ra cơn đau thành ngực. Các mục dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn.
Chấn thương cơ hoặc xương ở ngực có thể gây ra cơn đau ở vùng này. Những chấn thương này có thể xảy ra đột ngột, như do ngã hoặc bị va đập vào ngực, hoặc xảy ra theo thời gian, như sai tư thế hoặc lối sống ít vận động.
Các dấu hiệu cho thấy nguyên nhân có thể là một chấn thương bao gồm cảm giác đau ở một vị trí cụ thể hoặc đau lan sang các khu vực khác nhau. Một dấu hiệu khác là đau khi chạm vào.
Với các chấn thương cơ nhẹ, cơn đau có thể thoáng qua, không liên tục. Trong trường hợp nặng hơn, như gãy xương, cơn đau có thể dữ dội và dai dẳng.
Cơn đau thắt ngực là một dạng đau ngực xảy ra như một triệu chứng của bệnh lí tim. Nó xảy ra khi có sự gián đoạn máu chảy về tim.
Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ đau thắt ngực gồm:
Đau thắt ngực gây ra cảm giác đau thắt ở giữa ngực và thở gấp (thở nhanh). Nó kéo dài vài phút và không giảm khi xoa bóp hoặc hít thở sâu.
Đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim, cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Viên sụn sườn là tình trạng nhiễm trùng sụn giữa các xương sườn, nơi chúng kết nối với xương ức. Nó có thể gây ra cảm giác nóng rát dữ dội, đau âm ỉ hoặc đau ngực đột ngột. Cơn đau có thể trầm trọng hơn khi cử động.
Viêm sụn sườn thường tự khỏi. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau chống viêm để giảm cơn đau. Một số người cũng có thể khỏi nhờ việc tập luyện và mát xa.
Đau vú có thể gây ra cơn đau ở 1 hoặc 2 bên vú. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng bị đau vú. Một số người bị đau vú trong thời kì mãn kinh hoặc trong kì kinh nguyệt.
Một số yếu tố có thể gây đau vú như thay đổi nội tiết tố hoặc nhiễm trùng. Các ống dẫn sữa bị tắc và vú bị viêm là những vấn đề đặc biệt ở những người đang cho con bú.
Cơn đau có xu hướng trở nên tệ hơn khi ấn vào vùng bị ảnh hưởng. Nó thỉnh thoảng có thể tự khỏi, nhưng có thể cần điều trị. Một số người cảm thấy giảm bớt khi mát xa vùng này hoặc sử dụng một miếng gạc chườm ấm.
Một cơn hen suyễn có thể gây ra cơn đau ngực hoặc đau thắt ngực. Một vài triệu chứng khác như là khó thở, chóng mặt và đau họng.
Hen suyễn thường gặp hơn ở trẻ nhỏ, nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào.
Một cơn hen suyễn nghiêm trọng thường cần điều trị y tế hoặc dùng thuốc giãn phế quản.
Xem tiếp: Những điều cần biết về cơn đau thành ngực (Phần 2)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh