Ô nhiễm không khí có liên quan đến bệnh tim mạch

Gần 92% cư dân sinh sống trên Trái đất đang hít thở bầu không khí được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là bị ô nhiễm nặng nề. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể bạn, làm giảm cơ hội có được một cuộc sống khỏe mạnh. Các nhà khoa học nói rằng không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề đến tim, phổi và đặc biệt là làm giảm tuổi thọ con người. Tích tụ trong không khí bị ô nhiễm, những hạt bụi kích cỡ nano có thể vào sâu trong phổi và lọt vào dòng máu, gây ra tổn thương cũng như tình trạng viêm ở các mạch máu lớn, dẫn đến tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau.

Không khí cả trong và ngoài nhà đều đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi những chất độc khác nhau. Ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch khiến 6,5 triệu người tử vong mỗi năm. Đó là kết quả của cuộc điều tra mới nhất của cơ quan năng lượng quốc tế. Theo báo cáo này, ước tính  sẽ có khoảng 3-4,5 triệu người chết trước tuổi trưởng thành vào năm 2040. Mặc dù đa số các ca tử vong đều xảy ra ở những quốc gia đang phát triển nhưng một nghiên cứu của MIT cho thấy khoảng 200.000 ca tử vong  được thống kê tại Mỹ do tiếp xúc với nhiều khí thải của xe cộ.

Ô nhiễm không khí có liên quan đến bệnh tim mạch

Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên quan giữa bệnh tim mạch và không khí bị ô nhiễm, đặc biệt là khi khí thải gây ô nhiễm đến từ động cơ đốt trong. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không thể xác định chính xác làm thế nào mà không khí mà con người hít phải lại ảnh hưởng đến mạch máu và cơ tim.

Những nghiên cứu gần đây được xuất bản trên tạp chí Hiệp hội hóa học Mỹ đã tìm ra bằng chứng để trả lời câu hỏi trên. Nghiên cứu trên mô hình cả người và chuột để đánh giá ảnh hưởng của những hạt có kích thước siêu nhỏ có mặt đầy trong không khí ô nhiễm đến sự phát triển của bệnh tim mạch. Trong vòng 24 giờ sau khi hít phải, các hạt này được phát hiện trong cả máu và nước tiểu của những người tham gia. Nghiên cứu đã  xác định được các hạt có kích thước nano này dường như có ái lực cao tại vùng có  nhiều mạch máu, lắng đọng lại ở đó gây viêm và phá hủy mạch máu bị viêm. Sau đó các hạt này có khả năng xâm nhập được vào mạch máu và đến các cơ quan gây tổn thương, trong đó có tim – là cơ quan gần với phổi nhất.

 

Ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ

Chưa có thống kê đầy đủ trên toàn cầu. Tuy nhiên, gần 40.000 người Mỹ được cho là bị giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí đã góp phần làm nặng thêm nhiều bệnh tim và phổi nguy hiểm mà họ đang mắc phải.

Các thành phần chủ yếu của không khí ô nhiễm là CO2, các chất oxi hóa phyto,  SO2, thủy ngân, oxit nitơ và chì. Những hóa chất này có thể tồn tạng ở dạng hữu cơ và vô cơ, từ những chất có thể nhìn thấy được bằng mắt thường cho đến dạng nano có thể dễ dàng thâm nhập vào  máu bạn và gây nên tổn thương tại các cơ quan trong cơ thể, nhất là tim và phổi.

 

Diesel có thể phá hủy não bộ con người

Khí và khói Diesel từ khí thải của động cơ ô tô, xe máy là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí trên thế giới. Loại khí này có thể phá hủy cơ tim thông qua việc phá hủy mạch máu. Loại khí này còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh dẫn đến phá hủy mô não. Chỉ sau 30 phút tiếp xúc với khói Diesel, hình ảnh trên điện não đồ cho thấy vùng não trước trán phản ứng dữ dội nhất. 

Khí thải Diesel có hàm lượng NO2 có thể gây kích ứng mắt, họng và mũi đồng thời cũng gây ra nhiều vấn đề về hô hấp ở trẻ nhỏ. Thêm nữa, khí diesel cũng có khả ngăng gây ra chứng tự kỷ và tâm thần phân liệt ở những trẻ sống ở gần đường lớn. Sự tiếp xúc dài hạn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ của trẻ sau này. Ví dụ người ta thấy tỷ lệ bà mẹ mang bầu ở 3 tháng cuối tiếp xúc với lượng khí thải lớn có liên quan đến chứng rối loạn tự kỷ ở những đứa con của họ.

 

Ô nhiễm không khí trong nhà cũng nguy hiểm không kém

Theo Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 2-5 lần so với không khí ngoài trời. Trên thực tế có thể gấp tới 100 lần, bởi hiện nay, trong nhà là một hệ sinh thái kín nên chất độc sẽ được tích tụ lại nhiều hơn ngoài trời.

Ô nhiễm không khí trong nhà là một vấn đề sức khỏe cộng đồng rất đáng quan tâm trong cuộc sống hiện đại ngày nay, gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm. Đặc biệt là những ngôi nhà có hệ thống thông gió chưa được hoàn chỉnh sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn. Vấn đề ô nhiễm không khí không chỉ bó hẹp ở nhà ở mà còn ở các tòa nhà văn phòng, trường học.

 

Những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà thường gặp

Ô nhiễm không khí trong nhà thường  xuất phát từ những đồ nội thất, gia dụng mà mọi người không ngờ tới:

  • Clo: clo là chất được dùng để diệt khuẩn trong nước máy. Quy trình xử lý nước không đạt chuẩn sẽ khiến nước tồn dư nhiều clo. Loại khí này rất dễ dàng bốc hơi đặc biệt là khi bạn xông hơi, sử dụng nước nóng. Clo cũng được coi là chất gây ung thư cho con người, do vậy hãy tìm một loại  lọc nước tốt để có thể khử bỏ clo thừa ra khỏi nước sinh hoạt hàng ngày.
  • VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi): đây là một hợp chất do con người tổng hợp mang độc tính cao và  được sử dụng trong các đồ vật thông thường của nhà bạn. VOC được tìm thấy trong các loại sơn (sơn nhà, sơn  nội thất),  bình chứa nhiên liệu trong nhà để xe, các sản phẩm chăm sóc cá nhân… Hãy loại bỏ các thùng sơn và thùng nguyên liệu ra khỏi nhà bạn; thay thế các sản phẩm chăm sóc cá nhân hàng ngày bằng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên không độc hại ... là những cách giúp bảo vệ bạn khỏi VOC
  • Chất chống cháy: chất chống cháy được phủ lên rất nhiều đồ vật trong nhà với mục đích tạo sự an toàn khi có hỏa hạn nhưng chúng vô tình lại ảnh hưởng đến sức khỏe do tác động đến hormone trong cơ thể bạn. Hãy tìm hiểu và cân nhắc trước khi sử dụng các đồ vật này.
  • Glycol: đây là một dung môi để pha chế mực in máy ảnh kỹ thuật số, chất làm sạch thảm…  thuộc họ ete glycol. Loại dung môi này được cho là có liên quan đến sảy thai, đột biến gen và sự phát triển tâm thần. Hãy đảm bảo bạn sử dụng máy in ở những nơi thoáng khí cũng như không sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch thảm.
  • Chất tạo hương: những mùi hương quyến rũ ngọt ngào luôn lôi cuốn chúng ta hơn những sản phẩm không có mùi. Để mùi có thể bay lên, người ta sử dụng thêm benzen và toluen vào các sản phẩm và đó cũng là hai chất có khả năng gây ra ung thư. Chúng cũng gây ra kích thích đường hô hấp. Nếu muốn có mùi hương quyến rũ bạn có thể sử dụng tinh dầu thiên nhiên như thế sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
  • Polytetrafluoroethylene: được tìm thấy trong các xong nồi chảo chống dính, nhưng chính chất này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều. Chất này được cho là có liên quan đến bệnh béo phì, tuyến giáp, và rối loạn tăng động giảm chú ý. Lựa chọn thay thế an toàn hơn là sử dụng xong nồi bằng thủy tinh chịu nhiệt, gốm, sứ.
  • Hóa chất  tẩy rửaHầu hết các chất tẩy rửa đều có chứa các chất tạo hương, clo và những độc chất khác để có thể rửa sạch mọi vết bẩn. Nhưng bạn có thể sử dụng những chất lành tính hơn để làm sạch  thay thế cho những sản phẩm tẩy rửa trên. Một công thức làm sạch là trộn nước oxi già với nước sạch,có thêm baking soda và giấm trắng. Nếu muốn có mùi thơm thì bạn có thể cho thêm vài lát chanh, cam hoặc sử dụng  tinh dầu thiên nhiên.

 

Bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí trong nhà

Mặc dù hiện nay không khí trong nhà có nguy cơ bị ô nhiễm rất cao nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh được những tác hại đến sức khỏe bằng cách:

  • Mở cửa sổ: đây là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà và để không khí trong lành tràn vào nhà. Mở của sổ ít nhất 15 phút mỗi ngày để cải thiện chất lượng không khí nơi bạn sinh hoạt, làm việc. Sử dụng quạt để làm mát sẽ tốt hơn sử dụng điều hòa. Mở thông gió bếp và nhà tắmm để tránh những chất ô nhiễm.
  • Trang trí nhà bằng cây xanh: nên tránh sử dụng nhiều đồ trang trí công nghiệp trong nhà vì điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang mang nhiều hơn ác chất ô nhiễm vào nhà mình. Hãy thay bằng cây xanh, không chỉ giúp lọc không khí mà còn làm cho nhà bạn trở lên  độc đáo hơn. Không những thế, cây xanh giúp bạn thư giãn, tăng cường sức khỏe tinh thần hơn. Một số loại cây  thường được dùng đó là lô hội,  cây thường xuân Anh, hoa  lily, cây lưỡi hổ…
  • Làm sạch ống dẫn khí và thường xuyên thay bộ lọc không khí ở điều hòa
  • Giữ độ ẩm dưới 50% ở trong nhà tránh đồ đạc bị ẩm mốc
  • Không hút thuốc trong nhà
  • Hạn chế sử dụng các đồ có nhiều chất hóa học, như: chất tẩy rửa hóa học, những đồ có mùi thơm, những chất tạo hương trong nhà bằng chất hóa học có mùi, những sản phẩm chăm sóc cá nhân hàng ngày là chất hóa học, các đồ trang trí…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top