✴️ Biến chứng của tán sỏi nội soi ngược dòng sau điều trị là gì?

Biến chứng của tán sỏi nội soi ngược dòng là gì, liệu có cách khắc phục biến chứng hiệu quả không?,.. là những băn khoăn chung của không ít người bệnh đưa ra xoay quanh phương pháp điều trị sỏi tiết niệu hiện đại này. Hãy cùng tìm hiểu ngay.

 

1. Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng có đặc điểm gì?

Đây là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu hiện đại ứng dụng kỹ thuật tán sỏi công nghệ cao qua đường tự nhiên. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi theo đường âm đạo/dương vật lên niệu đạo qua bàng quang và lên niệu quản. Năng lượng laser được sử dụng ở dụng cụ ống nội soi sẽ phá vỡ viên sỏi thành nhiều mảnh. Sau đó, mảnh vụn sỏi sẽ được đưa ra ngoài.

Phương pháp này áp dụng cho tán sỏi thận, tán sỏi niệu quản đoạn ⅓ dưới và đoạn ⅓ giữa đối với nam giới. Đối với nữ giới có thể tán sỏi niệu quản ở vị trí ⅓ trên.

Phương pháp này tán được sỏi đài bể thận có kích thước nhỏ hơn 3cm. Tán sỏi niệu quản có kích thước lớn hơn 0.6cm nhưng không lớn hơn 2cm. Với những trường hợp sỏi niệu quản nhỏ hơn 0.6cm điều trị nội khoa mà không cải thiện thì chuyển sang tán sỏi ngược dòng.

 

2. Biến chứng của tán sỏi nội soi ngược dòng có thể xảy ra

Tán sỏi nội soi ngược dòng mặc dù là phương pháp tán sỏi công nghệ cao, tối ưu. Thế nhưng, bất cứ một phương pháp can thiệp ngoại khoa nào cũng tiềm ẩn những rủi ro, biến chứng có thể xảy ra. Những biến chứng của tán sỏi nội soi có thể liệt kê cụ thể dưới đây.

2.1 Biến chứng của tán sỏi nội soi ngược dòng trong lúc thực hiện tán sỏi

Biến chứng tai biến có thể xảy ra do thuốc gây tê, gây mê

Khi áp dụng phương pháp nội soi tán sỏi này, bệnh nhân được tiến hành gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống. Những phương pháp này luôn tồn tại những nguy cơ rủi ro. Các biến chứng nặng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của người bệnh.

Biến chứng gây ra những tổn thương niệu quản

Biến chứng này xảy ra thương do nguyên nhân can thiệp thô bạo. Những mức độ tổn thương niệu quản có thể xảy ra: Xước niêm mạc niệu quản; Thủng hoặc rách niệu quản; Sỏi bị đẩy ra ngoài qua chỗ rách trên niệu quản; Biến chứng nặng nhất là đứt niệu quản.

Tổn thương sỏi niệu quản là biến chứng của tán sỏi nội soi ngược dòng

Một trong những biến chứng nguy hiểm của tán sỏi nội soi ngược dòng đó là làm tổn thương niệu quản

2.2. Biến chứng của tán sỏi nội soi ngược dòng sau thực hiện tán sỏi

Bệnh nhân bị chảy máu sau điều trị

Sau khi thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng, bệnh nhân đi tiểu có nước tiểu màu hồng nhạt. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc nước tiểu có lẫn máu màu đỏ tươi thì có thể bệnh nhân bị biến chứng chảy máu. Bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ và bệnh viện để có cách xử trí kịp thời.

Để hạn chế biến chứng chảy máu cần thực hiện tán sỏi tại bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên môn tốt.

Biến chứng thường gặp nhất là nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đây là biến chứng rất thường gặp sau tán sỏi. Biểu hiện của tình trạng này là bệnh nhân bị sốt cao, ớn lạnh, rét run. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do yếu tố vô khuẩn không tốt trong quy trình thực hiện tán sỏi. Ngoài ra còn một số nguy cơ khác như: Thời gian tán sỏi kéo quá dài, tỷ lệ sót sỏi cao, các mảnh sỏi vỡ giải phóng vi khuẩn, sinh sôi trong môi trường nước tiểu thuận lợi.

Để hạn chế biến chứng này chọn bệnh viện đảm bảo các yếu tố vô trùng, chuyên môn bác sĩ giỏi.

 

3. Làm thế nào để tránh được biến chứng sau tán sỏi

Những biến chứng kể trên chủ yếu xảy ra do trình độ bác sĩ không đáp ứng, cơ sở vật chất, thiết bị y tế không đảm bảo chất lượng về độ hiện đại. Do đó để tránh được biến chứng của tán sỏi nội soi ngược dòng người bệnh nên tìm đến những bệnh viện uy tín để thực hiện tán sỏi.

 

4. Phòng ngừa biến chứng và tái phát sau tán sỏi nội soi ngược dòng

Sau tán sỏi nhưng lưu ý chăm sóc giúp hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng của tán sỏi nội soi ngược dòng. Không chỉ thế còn giúp phòng tránh tái phát sỏi tiết niệu trong tương lai.

4.1. Phòng ngừa biến chứng

Sau tán sỏi người bệnh lưu viện theo dõi trong thời gian 3 ngày. Sau 3 ngày về nhà, cần theo dõi sát sao những biểu hiện: thân nhiệt có sốt không, màu sắc nước tiểu, triệu chứng và đặc điểm cơn đau,… Nếu thấy có bất cứ một bất thường nào cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý đúng cách kịp thời.

4.2. Phòng ngừa tái phát

hạn chế biến chứng của tán sỏi nội soi ngược dòng

Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể giúp hạn chế tạo sỏi, phòng ngừa tái phát sỏi rất tốt

Sau tán sỏi thành công, người bệnh vẫn cần thực hiện những lưu ý sau để phòng sỏi tái phát:

– Uống nhiều nước để tăng lưu lượng nước tiểu, giúp dễ dàng tống xuất các mảnh vụn sỏi ra khỏi cơ thể.

– Người bệnh không nên nhịn tiểu và không nên ngồi/nằm quá lâu.

– Nên hạn chế ăn mặn, ngọt, thực phẩm nhiều đạm, thực phẩm chứa nhiều oxalat.

– Bổ sung thực đơn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, nước ép rau củ… Ăn thức ăn mềm, tốt cho tiêu hóa…

– Thường xuyên vận động thể lực phù hợp với thể trạng.

– Hạn chế tối đa tiêu thụ rượu, bia và các chất kích thích…

– Có thói quen khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời những bất thường.

Sỏi tiết niệu là căn bệnh rất thường gặp ở Việt Nam với tỷ lệ đến 10% dân số. Sỏi tiết niệu được phát hiện và điều trị càng sớm càng có hiệu quả cao và tốn ít chi phí. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi tiết niệu công nghệ cao với nhiều ưu điểm vượt trội, trong đó có tán sỏi nội soi ngược dòng. Tuy nhiên, người bệnh cũng rất quan tâm đến biến chứng của tán sỏi nội soi ngược dòng có thể xảy ra. Để hạn chế tối đa nguy cơ có thể xảy ra biến chứng, lựa chọn bệnh viện uy tín là điều quan trọng nhất bệnh nhân cần lưu tâm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top