Các nhà nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên 1.344 người trưởng thành (độ tuổi trung bình là 49, 42% là nam giới) và những người này đã ngủ 1 đêm trong phòng thí nghiệm. Trong số đó, 39,2% người tham gia có ít nhất 3 trong số những yếu tố chủ yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch (gọi là nhóm hội chứng chuyển hóa).
Hội chứng chuyển hóa là tình trạng xuất hiện của một loạt các triệu chứng bao gồm tăng huyết áp, tăng tỷ lệ mỡ vùng bụng, nồng độ cholesterol, chỉ số triglyceride (mỡ trong máu) và mức đường huyết tăng cao.
Những người bị hội chứng chuyển hóa gia tăng 1,6 lần nguy cơ tử vong do mắc bệnh tim mạch, nhất là ở đối tượng phụ nữ, so với người không mắc phải hội chứng này.
Trong thời gian theo dõi trung bình là 16,6 năm, 22% số người tham gia nghiễn cứu đã qua đời.
So với những người không có cùng một nhóm các yếu tố nguy cơ: Những người bị hội chứng chuyển hóa ngủ nhiều hơn 6 tiếng trong phòng thí nghiệm đã tử vong vì đột quỵ hoặc đau tim cao hơn khoảng 1,49 lần;
Những người bị hội chứng chuyển hóa ngủ ít hơn 6 tiếng đã tử vong vì đột quỵ hoặc đau tim cao hơn khoảng 2,1 lần. Đặc biệt, những người bị hội chứng chuyển hóa mà ngủ ít cũng có nguy cơ tử vong do bất cứ nguyên nhân nào cao gấp 1,99 lần so với những người không bị hội chứng chuyển hóa.
Điều này cũng liên quan tới hội chứng ngưng thở khi ngủ, bởi lẽ những người mắc hội chứng này cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao.
Tác giả chính của nghiên cứu, Julio Fernandez khẳng định: “Nếu bạn có nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim thì nên vệ sinh giấc ngủ kỹ lưỡng”.
Vệ sinh giấc ngủ là thực hiện các hành vi cải thiện giấc ngủ và giới hạn các hành vi không tốt cho giấc ngủ. Đây là biện pháp để có một giấc ngủ ngon mà không cần dùng các loại thuốc. Hãy cố gắng để ngủ được 7 - 9 tiếng mỗi ngày để hưởng được nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe.
Các bước vệ sinh giấc ngủ bao gồm: Ấn định giờ ngủ và thức dậy; Giảm bớt ánh sáng và tiếng ồn, hạ chế sử dụng các thiết bị điện tử; Đi bộ 20 - 30 phút vào chiều tối; Ăn nhiều trái cây và tránh chất kích thích; Tắm nước ấm trước khi đi ngủ; Thư giãn, xả stress; Sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon.
Bên cạnh đó, những người mang nhiều yếu tố mắc bệnh tim mạch cũng nên áp dụng các phương pháp khoa học để phòng ngừa cũng như điều trị căn bệnh này. Các nhà khoa học khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh tim mạch, mỗi người nên ghi nhớ: Giảm tiêu thụ chất béo, hạn chế uống nước ngọt, hạn chế rượu bia, bỏ hút thuốc lá;
Duy trì cân nặng hợp lý; Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đơn giản chỉ cần đi bộ từ 5.000 - 10.000 bước/ngày; Ngủ từ 7 - 9 tiếng/ngày; Kiểm tra huyết áp và đường huyết mỗi ngày; Sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch hiệu quả, đặc biệt là những sản phẩm có sự kết hợp của Nattokinase, Bồ hoàng, Đỏ ngọn...
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh