Triệu chứng của phình động mạch chủ bụng

Mạch máu chính trong cơ thể bạn là động mạch chủ. Đó là một mạch máu dài chạy từ ngực xuống bụng, mang máu từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể. Một phần của động mạch chủ nằm ở bụng gọi là động mạch chủ bụng, có nhiệm vụ cung cấp máu cho dạ dày, vùng chậu và chân.

Nếu một vùng nào đó trên thành mạch máu bị yếu, động mạch chủ bắt đầu sưng phình lên như quả bóng và trở nên lớn bất thường. Nếu hiện tượng phình xảy ra ở động mạch chủ bụng và trở nên rất lớn, động mạch chủ có thể rách hoặc vỡ.

Triệu chứng của phình động mạch chủ bụng

Khi tình trạng phình tiến triển, thường không có triệu chứng. Khi nơi phình rò rỉ máu hoặc rách, bạn có thể sẽ thấy:

  • Đau đột ngột ở bụng, háng, lưng, chân hoặc mông.
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tê cứng bất thường ở cơ bụng
  • Sưng hoặc phồng ở một vị trí trên bụng
  • Da lạnh, ướt

 

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Hiện nay các bác sĩ chưa biết chính xác cơ chế chính xác của phình động mạch chủ bụng. Nhưng tình trạng này thường xảy ra ở người cao tuổi, đặc biệt nam giới từ 60 tuổi trở lên. Bệnh này có thể di truyền. Các yếu tố nguy cơ sau có thể làm tăng khả năng mắc bệnh:

  • Cao huyết áp
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Hút thuốc
  • Nồng độ cholesterol cao
  • Khí phế thũng

 

Cách xử trí

Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn có nguy cơ cao bị bệnh hoặc có bất kì triệu chứng nào của phình động mạch chủ bụng. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm siêu âm. Siêu âm có thể cung cấp hình ảnh nội tạng bằng sóng âm đi qua cơ thể. Nó cũng giúp đo lường kích thước động mạch.

Nếu bạn là nam giới hút thuốc hoặc từng hút thuốc, và nếu bạn từ 65 đến 75 tuổi, bác sĩ nhiều, nên chủ động đi khám vì bạn dễ có nguy cơ mắc bệnh.

 

Điều trị

Nếu động mạch phình lớn hoặc tiến triển nhanh, nhiều khả năng bạn cần phẫu thuật. Nếu vết phình nhỏ, bác sĩ có thể chỉ theo dõi qua siêu âm.

Điều quan trọng là dự phòng phình động mạch nổ hoặc rách. Bạn nên bỏ thuốc và kiểm soát huyết áp cũng như cholesterol trong máu.

 

Câu hỏi nên đặt ra cho bác sĩ

  • Nếu tôi đã tình bị phình động mạch chủ bụng, tôi có nguy cơ bị thêm một lần nữa không?
  • Tôi cần thay đổi thói quen sống như thế nào để tránh bị phình động mạch chủ bụng nữa?
  • Điều trị theo dõi có an toàn không? Có nguy cơ nào vết phình sẽ nổ không?
  • Có bất kì tác dụng phụ nào của phình động mạch chủ bụng mà tôi cần lưu ý không?
  • Tôi nên làm gì nếu cơn đau nặng hơn?
  • Tôi có nên liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe riêng?
  • Tôi có thể tham khảo thêm nguồn tài liệu nào không?
  • Có trang web nào giúp tôi tìm hiểu thêm về bệnh này được không?

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top