Theo thống kê, các bệnh nhân bị rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần so với những người bình thường. Đây là một nguyên nhân trực tiếp gây ra khoảng 120.000 trường hợp nhồi máu não hàng năm.
Nguyên nhân khi bị rung nhĩ người bệnh dễ có nguy cơ cao bị đột quỵ đó là do tâm nhĩ của người bệnh sẽ rung lên với tần số trên 350 chu kỳ/phút thay vì co bóp một cách nhịp nhàng. Việc dòng máu bị hạn chế lưu chuyển sẽ khiến cho máu bị quẩn lại trong nhĩ, từ đó dẫn đến hình thành các cục máu đông. Trong trường hợp các cục máu đông đó rời khỏi nhĩ trái thì sẽ dẫn đến hậu quả tắc mạch não, gây ra đột quỵ.
Bên cạnh đó, ngoài nguy cơ cao gây đột quỵ, khi rung nhĩ không được điều trị, tim người bệnh thường xuyên phải đập nhanh thì sẽ khiến cho tim giãn ra, việc tống máu không hiệu quả. Hậu quả là dẫn đến suy tim sung huyết, khó thở, cảm giác mệt mỏi, khả năng hoạt động thể lực giảm và phù.
Đây được xem là bệnh lý tiến triển, có nghĩa nếu không điều trị thì bệnh sẽ ngày càng nặng lên, các triệu chứng cũng sẽ xảy ra thường xuyên, kéo dài hơn. Từ đó việc điều trị cũng khó hơn hơn rất nhiều, vì vậy ngay khi có các triệu chứng của rung nhĩ, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp.
Trong rung nhĩ, tim phải co bóp với một tần số quán nhanh, nên tâm nhĩ mất đi khả năng tống máu hiệu quả xuống tâm thất. Hậu quả gây ra là máu có sự ứ động luẩn quẩn trong tâm nhĩ và dễ gây ra hình thành các cục máu đông (huyết khối). Các cục máu đông khi từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái sẽ được bơm lên động mạch chủ, theo vòng đại tuần hoàn và gây ra tình trạng tắc mạch ở những nơi có cục máu đông bị kẹt lại.
Khi nào thì rung nhĩ gây nên tắc mạch hệ thống?
Có 2 điều kiện làm cho huyết khối dễ hình thành trong tẫm nhĩ đó là tần số đập của tâm nhĩ (tâm nhĩ đập quá nhanh khiến máu không xuống được tâm thất mà luẩn quẩn ở tâm nhĩ gây ra các cục máu đông) và kích thước của tâm nhĩ (khi tâm nhĩ càng to thì khả năng hình thành của các cục huyết khối ở trong đó càng lớn).
Như vậy, rung nhĩ có nguy cơ cao bị đột quỵ do đó việc phòng ngừa đột quỵ là mục tiêu hàng đầu trong điều trị rung nhĩ. Bệnh nhân bị rung nhĩ nên trao đổi với bác sĩ tim mạch và bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu về nguy cơ đột quỵ. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc thì bệnh nhân cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ để hiểu rõ về lợi ích cũng như nguy cơ của các loại thuốc đó, không tự ý sử dụng thuốc.
Đồng thời thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng bệnh rung nhĩ và có biện pháp xử trí kịp thời nếu bệnh tiến triển xấu, ngăn ngừa biến chứng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh