Viêm gan và tăng huyết áp

Mắc phải bất cứ bệnh gì cũng có thể gây lo lắng cho bạn. Có nhiều điều bạn không để làm hoặc nên tránh làm vì tình trạng bệnh của bạn. Ví dụ, bị sốt có thể hạn chế việc bạn suy nghĩ và làm việc nặng. Vậy bạn sẽ phải chịu những gánh nặng nào nếu bạn mắc cả bệnh nguy hiểm đến tính mạng và cả bệnh mạn tính như viêm gan và tăng huyết áp? Những bệnh này cần thời gian để bình phục, chính vì thế bạn tạm thời phải từ bỏ nhiều điều bạn thường làm.

Viêm gan và tăng huyết áp là 2 bệnh điển hình ảnh hưởng đến người dân toàn cầu. Những người mắc phải hai rối loạn lại cần duy trì thói quen lành mạnh và dùng thuốc đề có thể vượt qua bệnh tật. Làm ngơ với tình trạng bệnh tình của mình sẽ khiến bệnh diễn biến thành mạn tính, gây ảnh hưởng  đến cuộc sống của bạn.

Viêm gan là gì?

Viêm gan là rối loạn thường gặp của gan, được phân loại theo viêm gan từ A đến E, trong đó A,B,C là những loại viêm gan phổ biến nhất. Viêm gan được đặc trưng bởi tình trạng viêm gan do sự xuất hiện của tế bào viêm trong mô gan. Bệnh viêm gan có thể có hoặc không có triệu chứng. Với triệu chứng cấp tính, bạn có thể thấy đột nhiên bị mệt mỏi, đau khớp hoặc cơ, sốt nhẹ, nôn và buồn nôn, đau bụng và chán ăn.

Trên toàn thế giới, loại dễ truyền nhiễm nhất của viêm gan virus có thể lây truyền quan hệ tình dục.

Nguồn lây bệnh khác có thể từ việc tiêu hóa những chất độc - thường là rượu, thuốc phổ biến như acetaminophen, dung môi trong công nghiệp tinh chế, và bệnh tự miễn. Những trường hợp viêm gan được cho là cấp tính nếu bệnh kéo dài dưới 6 tháng và sẽ được định nghĩa là mạn tính nếu bệnh xuất hiện ở một người dài hơn 6 tháng.

Trong trường hợp này, viêm gan có thể thể dẫn đến xơ hoặc sẹo gan

 

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp cũng thường được hiểu là tăng huyết áp động mạch, một tình trạng trong đó bệnh nhân không có huyết áp bình thường. Điều này xảy ra khi nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng lên quá mức bình thường. Một cách hiểu thông thường là bệnh nhân tăng huyết áp (sau đó mắc bệnh gan) không quan tâm đến thực phẩm mà họ ăn. Thức ăn béo bão hòa, chất béo chế biến sẵn, chất béo trans và bất kì loại chất béo không lành mạnh nào đều liên quan đến tăng huyết áp. Ngoài ra còn do sự mất cân bằng trong thực phẩm tiêu thụ và tập luyện thể chất.

 

Xơ gan là gì và xơ gan liên quan đến tăng huyết áp như thế nào?

Xơ gan, cũng thường được gọi là viêm gan C, xảy ra khi mô gan bị xơ cứng. Trong suốt quá trình xơ cứng và sẹo hóa, hệ miễn dịch có vai trò chủ đạo. Mặc dù hệ miễn dịch có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển bệnh xơ gan nhưng hệ miễn dịch cũng có thể đẩy nhanh quá trình sẹo hóa.

Xơ gan biến đổi và gây sẹo cấu trúc gan bình thường. Cuối cùng, nó sẽ làm yếu chức năng gan rất nhanh.

Xơ gan có thể được chia thành 2 loại là xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Mặc dù gan vẫn có thể tiếp tục thực hiện hầu hết chức năng trong khi có sẹo trong cấu trúc, nó được gọi là xơ gan còn bù, có nghĩa là gan có thể bù lại những tổn thương bằng tăng năng suất hoặc bằng cách khác. Trong trường hợp hoạt động bình thường  của gan bị ành hưởng nặng nề của cấu trúc sẹo hóa, xơ gan mất bù xảy ra. Trong giai đoạn này, một trong những  triệu chứng nặng nhất là tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Loại tăng áp lực này xảy ra khi máu không còn chảy qua gan và tăng áp lực trong tĩnh mạch của trực tiếp đến gan. Tăng áp lực tĩnh mạch của có thể do nhiều bệnh khác nhau, nhưng phổ biến nhất là viêm gan B và C. Đó là cách mà viêm gan và tăng huyết áp liên quan đến nhau.

Giai đoạn cấp của cả viêm gan và tăng huyết áp có thể dễ dàng kiểm soát và có thể biến mất khi sử dụng thuốc. Một khi những thuốc này bị bỏ qua, giai đoạn mạn tính xuất hiện. Tình trạng này có thể sẽ nguy hiểm cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến những cơ quan chính của cơ thể và do đó dẫn đến hậu quả là những vấn đề sức khỏe liên quan.

 

Kết luận

Nếu bạn mắc viêm gan và tăng huyết áp, bạn nên có biện pháp dự phòng cần thiết để tránh những biến chứng nặng. Không ai hiểu cơ thể bạn hơn bạn, chính vì thế hãy cẩn thận với sức khỏe. Khi bạn thấy xuất hiện các triệu chứng lạ giống triệu chứng viêm gan, và thuốc không kê theo đơn không có hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top