✴️ Bệnh suy dinh dưỡng do thiếu protein - năng lượng

1. ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa: Suy dinh dưỡng là thuật ngữ chuyên ngành chỉ tình trạng bệnh lý gây ra bởi sự cung cấp không đủ hay không cân đối của các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn cho cơ thể.

Suy dinh dưỡng do thiếu protein – năng lượng là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

 

2. NGUYÊN NHÂN CỦA SUY DINH DƯỠNG

2.1. Sự thiếu kiến thức về dinh dưỡng:

- Mẹ thiếu sữa nuôi trẻ bằng nước cháo, bột loãng.

- Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn.

- Kiêng khem: Khi trẻ bị bệnh, đặc biệt bị tiêu chảy cha mẹ cho trẻ nhịn ăn, kiêng bú, cho ăn cháo muối

- Chất lượng bữa ăn không đảm bảo cả về số lượng và chất lượng: nuôi con bằng bột muối, mỳ chính hay bột đường.

2.2. Do nhiễm trùng:

Nhiễm trùng tiên phát: Trẻ bị sởi, lỵ, tiêu chảy kéo dài đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

 

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Phân loại tình trạng dinh dưỡng:

3.1.1. Cân nặng theo tuổi:

Hiện nay, WHO đề nghị lấy điểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) so với quần thể tham chiếu để coi là nhẹ cân. Từ đó có thể chia thêm các mức độ sau đây:

  • Từ -2SD đến -3SD: Thiếu dinh dưỡng độ I (vừa)
  • Từ -3SD đến -4SD: Thiếu dinh dưỡng độ II (nặng)
  • Dưới -4SD: Thiếu dinh dưỡng độ III (rất nặng)

3.1.2. Chiều cao theo tuổi:

Thường lấy điểm ngưỡng ở -2SD (thể vừa) và -3SD (thể nặng) so với quần thể tham chiếu.

3.1.3. Cân nặng theo chiều cao

Các điểm ngưỡng giống như hai chỉ tiêu trên.

Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đều thấp hơn ngưỡng đề nghị, đó là thiếu dinh dưỡng thể phối hợp, đứa trẻ vừa còi vừa còm.

*Phân loại của Welcome: Ở các thể nặng người ta dùng để phân biệtMarasmus và kwashiorkor (dựa vào chỉ tiêu cân nặng theo tuổi và phù)

Cân nặng %

so với chuẩn

 

Phù

 Không

60 - 80%

Kwashiorkor

 SDD vừa và nặng

< 60%

Marasmus - Kwashiorkor

 Marasmus

Cách phân loại này có ưu điểm: Phân loại được các thể của suy dinh dưỡng nặng.

3.1.4. Chỉ số MUAC

Chỉ số vòng cánh tay (MUAC- Mid Upper Arm Circumference): Áp dụng cho trẻ từ 6-59 tháng tuổi

- MUAC < 115 mm: SDD cấp nặng

- 115 mm< MUAC < 125 mm: SDD cấp mức độ trung bình

- MUA > 125 mm: Trẻ bình thường

3.2. Lâm sàng

Giai đoạn đầu triệu chứng rất nghèo nàn, thường biểu hiện bằng: Ngừng tăng cân hoặc sụt cân. Lớp mỡ dưới da mỏng dần. Trẻ chậm biết đi, ít hoạt bát. Da xanh dần

3.2.1. Suy dinh dưỡng trung bình (SDD độ 1)

- Cân nặng/tuổi còn 70-80% (-2SD đến -3SD)

- Lớp mỡ dưới da mỏng

- Trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hoá

3.2.2. Suy dinh dưỡng nặng (SDD độ 2)

- Cân nặng/tuổi còn 60-70% (-3SD đến -4SD)

- Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi

- Rối loạn tiêu hoá từng đợt

- Trẻ biếng ăn

3.2.3. Giai đoạn rất nặng:

Biểu hiện triệu chứng của 3 thể bệnh:

*Thể phù (Kwashiorkor)   

Trẻ bị suy dinh dưỡng do ăn quá nhiều bột

- Phù bắt đầu từ mặt và hai chi dưới, sau toàn thân nặng, có thể có cổ chướng, trắng, mềm, ấn lõm.

- Rối loạn sắc tố da: cùng với phù, trẻ xuất hiện những nốt đỏ ở bẹn, chi, mông, các nốt này tập trung thành từng mảng đỏ, thâm đen và bong ra, để lại ở dưới lớp da non dễ nhiễm trùng làm da trẻ loang lổ như da rắn.

- Cân nặng còn 60 – 80 % trọng lượng chuẩn

- Tình trạng suy dinh dưỡng còn biểu hiện ở các nơi khác như:

  • Tóc thưa, khô, bạc màu, dễ gãy dễ rụng
  • Răng mất bóng, sẫm màu, dễ bị sâu, mọc chậm
  • Mắt khô, sợ ánh sáng, loét giác mạc, dễ đưa đến mù do thiếu vitamin A theo các mức độ.

XN

Quáng gà

X1A

Khô kết mạc

X1B

Vệt Bi tôt

X2

khô giác mạc

X3A

Loét giác mạc < 1/3 diện tích

X3B

Loét giác mạc >1/3 diện tích

XS

Sẹo giác mạc

XF

Khô đáy mắt

  • Xương loãng, thiếu chất vôi, chậm cốt hoá, dễ bị biến dạng xương.
  • Gan thường to, chắc do thoái hoá mỡ, có thể dẫn đến suy gan
  • Cơ tim: Dễ bị suy do thiếu đạm, thiếu máu, thiếu vitamin B1 hoặc do thiếu vitamin K máu.
  • Ruột: rối loạn tiêu hoá, nhu động ruột giảm, dễ gây chướng bụng.
  • Tuỵ teo dần và giảm men tiêu hoá.
  • Não: Nếu tình trạng SDD nặng và sớm, lúc tế bào não chưa hình thành đầy đủ (quý III của thời kỳ bào thai và 6 tháng đầu sau đẻ) và lúc các dây thần kinh chưa Myeline hoá (trước 3 tuổi) sẽ tác đến sự trưởng thành của não và giảm trí thông minh

*Thể Marasmus:

- Trẻ SDD do bị đói thực sự, thiếu tất cả các chất protid, gluxit, chất béo nặng, nên trẻ mất hết mỡ dưới da ở mặt, mông, chi, trẻ gầy đét, mặt hốc hác, mắt trũng, da khô, nhăn nheo như cụ già.

- Cân nặng giảm < 60% trọng lượng chuẩn, không phù. Trẻ cũng có các triệu chứng thiếu vitamin A, D,B1, Vitamin K, B12…. nhưng nhẹ hơn.

- Gan không to, tình trạng thiếu đạm, thiếu máu, thiếu K nhẹ hơn thể phù.

- Trẻ ít bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hoá hơn

Cả hai thể Kwashiorkor và Marasmus đều dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng đặc biệt là viêm phổi và tiêu chảy.

*Thể phối hợp:

- Cân nặng còn < 60% so với cân nặng chuẩn

- Có phù.

- Có triệu chứng của cả hai thể trên

3.3. Cận lâm sàng

3.3.1. Xét nghiệm máu

- Huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm

- Protein máu giảm nhẹ ở trẻ Marasmus, nặng ở thể Kwashiorkor.

- Albumin huyết thanh giảm đặc biệt trong thểphù, tỉlệ A/G đảo ngược

- Chỉ số White head: Acid amin không cần thiết / Acid amin cần thiết: Tăng cao ở thể Kwashiorkor (bình thường 0,8 – 2 )

- Điện giải đồ: K, Na thường giảm, đặc biệt thể Kwashiorkor có Na và K giảm nặng.

- Đường máu giảm.

- Sắt huyết thanh giảm nhiều trong thể Kwashiorkor.

- Trường hợp suy dinh dưỡng nặng có thể có suy giảm chức năng gan.

3.3.2. Phân:

- Cặn dư phân: có biểu hiện của kém hấp thu, có thể tinh bột, sợi cơ, hạt mỡ.

- Dịch tiêu hoá: Độ toan giảm, men tiêu hoá giảm.

3.3.3. Miễn dịch:

- Miễn dịch dịch thể (Ig) giảm.

- Miễn dịch tế bào giảm; Lympho T giảm.

- Miễn dịch tại chỗ Ig A tiết giảm.

 

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị:

- Điều trị bệnh lý đi kèm

- Cung cấp chế độ ăn phù hợp

- Bổ sung vitamin và khoáng chất

4.2. Suy dinh dưỡng thể nhẹ hoặc vừa

- Điều trị tại nhà, tư vấn chế độ ăn và chăm sóc.

- Điều chỉnh chế độ ăn: xây dựng chế độ ăn cân đối theo ô vuông thức ăn.Nếu trẻ còn bú mẹ, khuyên bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú và kéo dài từ 18 đến 24 tháng hoặc lâu hơn.

- Phòng và phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng để điểu trị kịp .

- Theo dõi cân nặng để có tư vấn kịp thời.

4.3. Suy dinh dưỡng rất nặng:

Đối với trẻ SDD rất nặng hoặc SDD cấp nặng có biến chứng hay có bệnh lý phối hợp kèm theo thì được điều trị nội trú theo hướng dẫn của WHO.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top