✴️ Bóc u xơ, cơ… trực tràng đường tầng sinh môn

Nội dung

1. Đại cương

U xơ, cơ,…thường là các khối u lành tính của trực tràng, nằm trong tổ chức liên kết thành trực tràng.. Chiếm tỉ lệ nhỏ trong các khối u của trực tràng (còn lại trên 95 % là u biểu mô tuyến của trực tràng).

 

2. Chỉ định

Các khối u xơ, cơ, thần kinh,… của trực tràng ở 1/3 dưới, thăm trực tràng dễ dàng sờ thấy bờ trên u., u tương đối di động.

 

3. Chống chỉ định

  • Ung thư biểu mô tuyến của trực tràng.
  • Thể trạng người bệnh quá yếu, cần hồi sức tích cực trước phẫu thuật.
  • Người bệnh già yếu, có các bệnh nặng phối hợp như suy tim, phổi,…
  • Ung thư đã di căn xa đặc biệt là phúc mạc.
  • U kích thước lớn, cố định, thăm trực tràng không sờ thấy cực trên khối u.

 

4. Chuẩn bị

4.1. Người thực hiện: phẫu thuật viên tiêu hóa

4.2. Người bệnh

  • Hồ sơ bệnh án đầy đủ với các kết quả xét nghiệm cơ bản (công thức máu, sinh hóa máu, đông máu, nước tiểu, …) cho phép phẫu thuật.
  • Chụp khung đại tràng, nội soi đại tràng và sinh thiết.
  • Nếu nghi ngờ có thâm nhiễm hay rò vào các cơ quan khác cần xác minh rõ ràng bằng chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, siêu âm nội soi,…
  • Chuẩn bị đại tràng sạch bằng thuốc tẩy ( fortrans,…), thụt tháo theo quy định.
  • Nâng cao thể trạng người bệnh trước phẫu thuật bằng truyền dịch nuôi dưỡng, kháng sinh dự phòng.

4.3. Phương tiện: bộ phẫu thuật đại phẫu, chỉ khâu tiêu chậm, không tiêu,…

 

5. Các bước tiến hành

5.1. Tư thế: phụ khoa

5.2. Vô cảm: gây mê toàn thân, hoặc gây tê tủy sống.

5.3. Kỹ thuật: Thời gian mổ dự kiến 60 phút đến 120 phút

5.3.1. Phẫu thuật qua đường hậu môn (áp dụng cho khối u kích thước ≤ 4cm):

  • Nong rộng ống hậu môn.
  • Mở trực tiếp vào vị trí khối u, lấy 1 phần tổ chức u làm sinh thiết tức thì nếu có thể.
  • Phẫu tích bóc khối u ra khỏi thành trực tràng, tránh làm thủng thành trực tràng.
  • Kiểm tra kỹ nếu có thủng thành trực tràng thì phải khâu lại. Trong trường hợp nghi ngờ thủng trực tràng vào ổ bụng phải mở bụng kiểm tra, cần thiết thì làm hậu môn nhân tạo bảo vệ.
  • Khâu lại chỗ mở trực tràng 2 lớp riêng biệt tổ chức liên kết và niêm mạc.

5.3.2. Phẫu thuật qua thành bên trực tràng (áp dụng cho khối u kích thước > 4cm):

  • Đường rạch da ngoài cơ thắt, đi vào thành bên trực tràng qua hố ngồi.
  • Phẫu tích cắt bỏ u như trên, tránh làm thủng niêm mạc trực tràng. Khâu lại trực tràng theo các lớp giải phẫu, nếu thủng niêm mạc trực tràng phải khâu lại.
  • Nếu u to, vết mổ sâu, rộng, thủng lớn ở niêm mạc trực tràng nên làm hậu môn nhân tạo bảo vệ.

 

6. Theo dõi và xử trí tai biến, biến chứng

6.1. Chăm sóc và theo dõi

  • Chăm sóc và theo dõi người bệnh như các trường hợp phẫu thuật đường tiêu hóa nói chung, lưu ý tình trạng ra máu, dịch ở hậu môn.
  • Dùng kháng sinh toàn thân, phối hợp 2 loại kháng sinh (metronidazol, cephalosporin thế hệ 3,…) từ 5 – 7 ngày.
  • Dinh dưỡng đường tĩnh mạch 5- 7 ngày.
  • Nhịn ăn uống từ 5 -7 ngày.

6.2. Xử trí tai biến, biến chứng

  • Chảy máu: mổ lai khâu cầm máu…
  • Viêm phúc mạc do bục đường khâu: mổ lại, lau rửa sạch ổ bụng, làm hậu môn nhân tạo bảo vệ.
  • Áp xe vùng mổ: phẫu thuật dẫn lưu áp xe.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top