I. Là một bệnh cấp cứu trong nhãn khoa.
- Tổn thương rất nặng nề, điều trị khó khăn, để lại hậu quả trầm trọng.
- Cấp cứu bỏng mắt phải hết sức khẩn trương và tiên lượng của bỏng phụ thuộc vào mức độ tổn thương và cấp cứu ban đầu.
- Phải xử lý và điều trị đúng lúc, kịp thời.
II. Tác nhân gây bệnh:
1. Do nhiệt:
- Dầu mỡ sôi.
- Kim loại nóng chảy.
- Tia xạ : Cực tím - Rơnghen.
- Điện và tuyết CO2.
2. Do hoá chất:
- Do Bazơ: Vôi sống, vôi tôi, Amoniac….
- Do Axit: H2SO4, HCL, Axit Axetic, Alhydrit.
- Do các chất kích thích ăn mòn: Phốt phát, CL, Flo, Oxy.
3. Do các chất gây phồng dộp da.
- Thường sử dụng trong chiến tranh như Yperide…
III. Nguyên tắc chung - Điều trị:
- Loại trừ chất gây bỏng.
- Chống thiếu dinh dưỡng giác mạc.
- Chống dính.
- Chống nhiễm trùng.
- Chống đau.
- Chống viêm.
IV. Hình thái lâm sàng:
Tuỳ tác nhân, mức độ trên lâm sàng được chia làm ba hình thái:
1. Hình thái lành tính:
- Tổn thương mức độ nhẹ, sau điều trị không để lại biến chứng.
2. Hình thái trung bình: ( Mức độ vừa ) Phù nề, hoại tử.
Đây là hình thái thường gặp, tồn lại sau điều trị ảnh hưởng tới thị lực
- Mi phù, lớp thượng bì đỏ nề.
- Kết mạc phù nề, có hoại tử khu trú, huyết quản ứ máu.
- Giác mạc: Biểu mô bong toàn bộ, lớp mô nhục bộc lộ phù nề.
- Tiền phòng có dấu hiệu Tyldan ( ++ )
3. Hình thái nặng: ( Mức độ trầm trọng ) mất tổ chức, hoại tử.
- Bỏng mi có kèm theo bỏng mắt, thường sau có thể bị thương cả bờ mi, lệ đạo, trong quá trình điều trị thường để lại di chứng.
- Kết mạc hoại tử rộng do thiếu máu.
- Giác mạc màu trắng sứ, không xem rõ tiền phòng và bóng mắt.
- Có phản ứng thể mi, Tyldan ( ++ )
- Mức độ nặng có thể loét, hoại tử nhãn cầu.
V. Tiên lượng:
- Phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, các tổn thương nhiều hay ít, sâu hay rộng, điều trị kịp thời đúng phác đồ.
1. Mức độ nhẹ: Không để lại di chứng, không ảnh hưởng tới thị lực.
2. Mức độ vừa: Ảnh hưởng thị lực một phần.
3. Mức độ nặng: Thị lực sa sút trầm trọng, có thể mù hay phải khoét bỏ nhãn cầu.
VI. Điều trị.
1. Loại trừ tác nhân gây bỏng.
- Gắp bỏ tác nhân gây bỏng nếu có.
- Rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý, nước sạch rửa nhiều lần.
- Những ngày sau rửa mắt tiếp tục.
- Tốt nhất được theo dõi khi PH về bình thường.
2.Giảm đau
- Tại chỗ : Tra dung dịch Dicain 1%.
- Toàn thân : Uống Paracetamol.
3.Chống dính:
- Tra mắt dung dịch Atropin 1%.
- Chống dính mi cầu : Tra mỡ kháng sinh tách dính và có thể đặt khuôn.
4.Dinh dưỡng kết mạc – giác mạc:
- Tiêm huyết thanh tự thân dưới kết mạc.
- Tiêm Divascol dưới kết mạc.
- Vitamin AD.
5.Chống nhiếm trùng:
- Kháng sinh toàn thân và tại chỗ.
6.Điều trị biến chứng và di chứng:
- Loét giác mạc : + Khâu cò mi.
+ Khâu phủ kết mạc.
+ Ghép giác mạc.
- Tăng nhãn áp : Phẫu thuật cắt bè.
- Dính mi cầu : Tách mi cầu và niêm mạc mi.
- Quặm mi : Mổ quặm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh