✴️ Viêm khí quản – cẩn trọng biến chứng khó lường

Nội dung

1. Viêm khí quản là gì?

Viêm khí quản (hay còn gọi là viêm phế quản) là tình trạng bệnh lý gây tổn thương khí quản, thường được xảy ra đồng thời hoặc tiếp sau tình trạng viêm thanh quản.

Khi quản là bộ phận nối tiếp sau thanh quản,  là một ống sụn khí kết hợp với các mô cơ trơn dài khoảng 10 – 13cm kéo dài từ cổ và phân chia thành hai phế quản dẫn đến phổi. Theo hình ảnh quan sát giải phẫu, bạn có thể hình dung khí quản giống như thân cây dẫn khí. Cùng với phế quản, các khí quản có vai trò dẫn khí và  lọc khí trước khi đưa vào các mao mạch phổi. Chính bởi sự liên kết này nên khi khí quản bị viêm nếu không điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến viêm phế quản và dần tiến triển đến tình trạng viêm phổi.

Thông thường, viêm phế quản thường đi kèm theo viêm thanh quản. Khi đó, bệnh lý sẽ được gọi tên là viêm thanh khí quản.

Viêm khí quản (hay còn gọi là viêm phế quản) là tình trạng bệnh lý gây tổn thương khí quản, thường được xảy ra đồng thời hoặc tiếp sau tình trạng viêm thanh quản.

Viêm khí quản (hay còn gọi là viêm phế quản) là tình trạng bệnh lý gây tổn thương khí quản, thường được xảy ra đồng thời hoặc tiếp sau tình trạng viêm thanh quản.

 

2. Nguyên nhân gây viêm phế quản

Bệnh xảy ra khi khí quản bị tổn thương làm mất hoặc thay đổi chất nhầy vùng niêm mạc khí quản. Các tác nhân chủ yếu gây nên hầu hết các trường hợp viêm khí quản gồm:

 

2.1.Tác nhân virus, vi khuẩn

Khí quản tổn thương do tấn công bởi các virus, vi khuẩn. Trong điều kiện thuận lợi, lớp nhầy mất chức năng bảo vệ khiến vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và gây nên các vùng viêm trên niêm mạc. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, virus và vi khuẩn gây bệnh dễ dàng tấn công hệ hô hấp nếu không giữ ấm cơ thể.

 

2.2. Tác nhân bụi mịn

Khí quản bị kích ứng với các hạt bụi siêu nhỏ. Trong môi trường không khí tồn tại hàng trăm triệu hạt bụi lơ lửng kích thước tính từ vài mm đến micromet. Hầu hết các vật dụng khẩu trang thông thường không thể ngăn được các hạt bụi kích thước siêu nhỏ. Theo đường thở, các hạt bụi này sẽ di chuyển thẳng tới khí quản, phế quản và thậm chí là phổi và đọng lại ở đó. Một số người có cơ địa dị ứng, khí quản sẽ bị kích thích khi tiếp xúc bụi mịn và gây viêm. Còn lại phần lớn mọi người nếu tiếp xúc với bụi quá lâu sẽ gây tích tụ trong hệ thống hô hấp và gây bệnh từ từ, trong đó có viêm phế quản.

 

2.3. Tác nhân khí độc

Các môi trường khí độc như chứa hơi axit, nồng độ clo, flo hay lưu huỳnh quá cao đều khiến cho khí quản nói riêng và các bộ phận hô hấp nói chung bị nhiễm độc nguy hiểm, mức độ nhẹ có thể gây nên viêm phế quản.

 

2.4. Dị vật

Viêm do dị vật thường gặp nhất ở trẻ nhỏ do trẻ có thói quen nuốt đồ vật hoặc do sặc thức ăn trong quá trình ăn uống,…

Hóc dị vật kích thước nhỏ có thể không gây ảnh hưởng đường thở nhưng đọng lại và gây viêm nhiễm từ từ. Biểu hiện rõ nhất là thở khò khè và luôn cảm thấy vướng ở khí quản. Sau một thời gian khu vực viêm sẽ xuất hiện những ổ mủ bám tại vị trí của dị vật.

Trường hợp dị vật lớn hơn có thể gây tắc khí quản một phần hoặc toàn phần, khi đó cần lưu ý hai tình huống sau để xử lý chính xác:

– Hóc dị vật một phần nạn nhân vẫn thở và nói được, không vỗ lưng để tránh dị vật tụt sâu, thay vào đó hãy đưa tới cơ sở y tế và liên tục cập nhật tình trạng của nạn nhân.

– Hóc dị vật toàn phần, nạn nhân không thở, nói được, cần sơ cứu kịp thời để thông đường thở hoặc đẩy dị vật ra ngoài.

 

 3. Dấu hiệu của viêm khí quản

Dấu hiệu khởi phát của tình trạng khí quản bị viêm là thở khò khè, nói khàn giọng, ngứa họng… Các dấu hiệu này thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm họng, viêm amidan mức độ nhẹ, chính vì thế thường không được điều trị ở giai đoạn sớm.

Khi bệnh tiến triển giai đoạn nặng, người bệnh sẽ cảm thấy đau dọc từ vùng cổ họng đến ngang ngực (đây là vị trí của khí quản), có nhiều trường hợp khi khạc nhổ đờm thấy lẫn máu. Khi thăm khám và nội soi khí quản sẽ phát hiện thấy các ổ viêm loét, ổ đờm bám trên khí quản.

Ngoài ra để xác định mức độ của bệnh, bệnh nhân cần thực hiện chụp phổi, Xquang,… theo chỉ định của bác sĩ.

 

 4. Điều trị viêm khí quản

Khi có biểu hiện ho, khó nuốt, nuốt đau, thở khò khè, cần đi thăm khám sớm để chẩn đoán và điều trị. Với bệnh thường xảy ra khi thanh quản đã bị viêm, nếu không điều trị kịp thời sẽ rất nhanh chóng dẫn tới viêm phế quản và viêm phổi. Bệnh biến chứng nguy hiểm, khi tiến triển tới viêm phổi sẽ nhanh chóng gây suy hô hấp và có thể dẫn tới tử vong.

Điều trị nội khoa là sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm kết hợp với các biện pháp khác như sử dụng khí dung… Tùy mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn phổ kháng sinh phù hợp nhất, tránh sử dụng kháng sinh quá liều.

Bên cạnh đó người bệnh cần thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ cơ thể như: giữ ấm cơ thể, tránh nhiễm lạnh, sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng theo hướng dẫn,…

Trường hợp khí quản tổn thương quá nặng và có dấu hiệu sưng nề, các bác sĩ có thể mở nội khí quản và đặt ống thở giúp người bệnh có thể thở dễ dàng trong quá trình điều trị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top