-Trong quá trình mổ: Quá trình mổ không gây đau đớn cho bệnh nhân bởi người bệnh đã được gây mê trước khi bước vào phẫu thuật. Cụ thể, trước mỗi ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân cho bệnh nhân bằng một lượng thuốc mê vừa đủ. Do đó, người bệnh sẽ không phải cảm nhận bất kỳ sự đau đớn nào trong suốt quá trình tiến hành mổ.
-Sau ca mổ: Sau mổ, bệnh nhân chỉ thấy cảm giác đau khi đã hết thuốc mê. Tuy nhiên, cơn đau sẽ nhanh chóng được hạn chế nhờ thuốc giảm đau, với sự chỉ định của bác sĩ tùy vào từng bệnh nhân. Với hai cách phẫu thuật phổ biến là mổ nội soi và mổ mở, mức độ đau sau mổ sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Với những bệnh nhân được mổ nội soi: người bệnh ít cảm giác đau do bác sĩ chỉ tạo một vài vết rạch rất nhỏ trên thành bụng. Qua đó, bác sĩ sẽ sử dụng ống soi có gắn camera cùng thiết bị phẫu thuật chuyên dụng, xác định vùng ruột thừa bị viêm và tiến hành cắt bỏ. Phương pháp này chỉ xâm lấn tối thiểu, hạn chế tổn thương vùng bụng, thời gian phục hồi cũng nhanh hơn, bệnh nhân hết đau nhanh hơn so với mổ mở. Phương pháp mổ nội soi áp dụng cho trường hợp bệnh nhân đau ruột thừa được phát hiện sớm, triệu chứng chưa rõ hoặc còn nhẹ, không phải trường hợp cấp cứu.
+ Mổ ruột thừa bằng phương pháp mổ mở: Bác sĩ tạo vết mổ dài, xâm lấn nhiều hơn mổ nội soi. Do đó sau khi kết thúc ca mổ và hết thuốc mê, bệnh nhân sẽ chịu nhiều đau đớn hơn hẳn so với mổ nội soi. Không những vậy, mổ mở còn có thời gian phục hồi lâu hơn, dễ để lại sẹo to, sẹo xấu. Phương pháp mổ mở thường áp dụng trong các trường hợp cấp cứu, với mức độ nguy hiểm cao như: viêm ruột thừa phát hiện muộn, ruột thừa đã vỡ hoặc viêm đã tiến triển thành viêm phúc mạc dạ dày…
Trước khi tiến hành ca mổ, người bệnh cần phải nhịn ăn uống trong một khoảng thời gian cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm tiền phẫu, có thể sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết. Trước khi thực hiện các thao tác phẫu thuật, người bệnh thường được áp dụng phương pháp gây mê hoặc gây tê tuỷ sống.
-Trường hợp không có biến chứng sau mổ ruột thừa:
Cho người bệnh nằm tư thế Fowler, ngồi dậy đi lại sớm để tránh biến chứng liệt ruột, viêm phổi, giúp người bệnh thoải mái. Nếu không nôn ói thì 6 – 8 giờ cho ăn. Thường cắt chỉ sau 7 ngày nếu vết mổ không bị nhiễm trùng. Nếu người bệnh mổ nội soi viêm ruột thừa điều dưỡng chú ý tình trạng chướng bụng do bơm hơi trong ổ bụng, đau vai.
-Trường hợp có biến chứng sau mổ ruột thừa:
Sau mổ cần cho người bệnh ngồi dậy càng sớm càng tốt. Theo dõi kỹ các dấu hiệu sinh tồn, hồi sức, ổn định điện giải. Thay băng vết mổ đúng lúc, phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ. Chăm sóc dẫn lưu theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất mỗi ngày và chú ý rút sớm khi hết dịch.
-Chăm sóc tại nhà: Người bệnh không cần kiêng cữ trong ăn uống mà cần ăn đủ chất sau mổ. Tuy nhiên những ngày đầu sau mổ, người bệnh cần ăn các món dễ tiêu, mềm lỏng là tốt nhất. Chế độ vận động cần nhẹ nhàng và phù hợp, tăng dần cường độ cho đến khi trở lại như bình thường. Nếu thấy có các dấu hiệu tắc ruột như đau bụng từng cơn hay trung đại tiện khó, người bệnh cần dừng hoàn toàn ăn uống và đi khám tại bệnh viện ngay.
Người bệnh chú ý chăm sóc vết mổ tại nhà đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Giữ vệ sinh và khô thoáng ở vết mổ, nếu bị dò vết mổ nên đến bệnh viện khám ngay.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh