I. ĐẠI CƯƠNG
- Vi rút cúm A (H7N9) là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỉ lệ tử vong cao.
- Đường lây truyền của vi rút cúm A (H7N9) hiện tại chưa được hiểu rõ và chưa có bằng chứng về sự lây truyền vi rút từ người sang người.
- Ngày 01/4/2013, WHO chính thức báo cáo 3 trường hợp đầu tiên nhiễm cúm A (H7N9) ở Trung Quốc.
II. CHẨN ĐOÁN CÚM A (H7N9)
A. Chẩn đoán xác định
1. Lâm sàng
- Có yếu tố dịch tễ tiếp xúc với cúm A (H7N9) trong vòng 2 tuần
+ Tiền sử đi vào vùng dịch tễ hoặc sống trong vùng dịch tễ có ca bệnh cúm A (H7N9).
+ Tiếp xúc gần với gia cầm hoặc một số loài chim bị bệnh (nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, ăn tiết canh, thịt gia cầm bị bệnh chưa nấu chín…)
+ Tiếp xúc gần với người bệnh nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm A (H7N9)
- Sốt trên 380C, đau mỏi người
- Biểu hiện viêm đường hô hấp trên: ho, đau họng
- Biểu hiện viêm phổi: khó thở, tức ngực, nghe phổi có rales ẩm, rales nổ. nặng có thể diễn tiến thành hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển nhanh (ARDS).
- Nặng hơn có thể có tình trạng sốc, suy đa tạng.
2. Cận lâm sàng
- Công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm
- Sinh hóa: có thể có suy thận và hoặc tổn thương gan, CRP, Procalcitonin không tăng.
- Khí máu: PaO2 giảm, nếu nặng PaO2 giảm nhiều và PaCO2 tăng
- X quang phổi: tổn thương phổi kẽ, có thể khu trú hoặc lan tỏa cả hai trường phổi, có thể có tổn thương dạng đông đặc.
- Vi sinh:
+ Test cúm A dương tính
+ PCR, RT-PCR là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định cúm A (H7N9).
B. Chẩn đoán mức độ
1. Nặng
- Khó thở nhiều, tím môi chi
- SPO2 < 88%
- PaO2 < 50 mmHg
- X quang phổi: tổn thương thâm nhiễm lan tỏa cả hai bên trường phổi
- Có thể có sốc, suy đa tạng
2. Trung bình
- Khó thở vừa, tím
- SPO2: 88% - 92%
- PaO2: 50 – 65 mmHg
- X quang phổi: tổn thương khu trú ở hai bên hoặc lan tỏa một bên
3. Nhẹ
- Không khó thở
- SPO2 > 92%
- PaO2 > 65 mmHg
- X quang phổi: tổn thương thâm nhiễm khu trú một bên hoặc không rõ tổn thương.
III. ĐIỀU TRỊ
A. Nguyên tắc chung
- Bệnh nhân phải được cách ly và thông báo ngay cho Y tế dự phòng
- Dùng thuốc kháng vi rút đơn độc hoặc kết hợp (Oseltamivir, Zanamivir) càng sớm càng tốt, kể cả trường hợp nghi ngờ.
- Hồi sức hô hấp là cơ bản, mục tiêu giữ SPO2 > 92%
- Điều trị suy đa tạng trong các trường hợp nặng
- Điều trị tại chỗ ở những cơ sở thích hợp và yêu cầu tuyến trên trợ giúp đối với các trường hợp nặng.
B. Điều trị cụ thể
1. Điều trị thuốc kháng vi rút
- Oseltamivir (Tamiflu)
+ Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 75 mg x 2 lần/ngày x 05 ngày
+ Trẻ em từ 1 đến 13 tuổi dùng dung dịch uống theo trọng lượng cơ thể:
§ < 15 kg: 30 mg x 02 lần/ngày x 05 ngày
§ 16 – 23 kg: 45 mg x 02 lần/ngày x 05 ngày
§ 24 – 40 kg: 60 mg x 02 lần/ngày x 05 ngày
§ > 40 kg: 75 mg x 02 lần/ngày x 05 ngày
+ Trẻ em < 12 tháng
§ < 03 tháng: 12 mg x 02 lần/ngày x 05 ngày
§ 3 – 5 tháng: 20 mg x 02 lần/ngày x 05 ngày
§ 6 – 11 tháng: 25 mg x 02 lần/ngày x 05 ngày
- Oseltamivir (Tamiflu) liều cao
+ Trường hợp cúm nặng và cúm có biến chứng, WHO khuyến cáo dùng liều cao gấp đôi (150 mg x 2 lần/ngày ở người lớn) và có thể kéo dài ít nhất 10 ngày đến khi hết triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm PCR âm tính.
+ Liều cao Oseltamivir không được khuyến cáo ở bệnh nhân có thai.
+ Thận trọng ở bệnh nhân suy thận
- Zanamivir dạng hít định liều, dùng trong trường hợp không có oseltamivir, không hoặc chậm đáp ứng với oseltamivir
+ Người lớn hoặc trẻ em trên 7 tuổi: 2 lần xịt 5 mg x 2 lần/ngày
+ Trẻ em 5 – 7 tuổi: 2 lần xịt 5 mg x 1 lần/ngày
+ Trường hợp nặng có thể kết hợp oseltamivir và zanamivir
2. Điều trị suy hô hấp
2.1. Mức độ nhẹ
- Nằm đầu cao 300 - 450
- Cung cấp oxy khi SPO2 ≤ 92%, hay PaO2 ≤ 65 mmHg hoặc khi có khó thở
+ Thở oxy kính mũi 1 – 5 l/phút sao cho SPO2 > 92%
+ Thở oxy qua Mask 6 -10 l/phút khi thở oxy kính không đảm bảo được SPO2 > 92%
+ Thở oxy qua Mask có túi 10 – 15 l/phút khi thở oxy qua mask thường không đáp ứng.
2.2. Mức độ trung bình
- Thở máy không xâm nhập được chỉ định khi không đáp ứng với các biện pháp thở oxy nói trên. Với điều kiện bệnh nhân suy hô hấp còn tỉnh, hợp tác tốt và ho khạc được.
2.3. Mức độ nặng
- Thông khí nhân tạo xâm nhập
+ Chỉ định khi người bệnh suy hô hấp nặng và không đáp ứng với thông khí nhân tạo không xâm nhập.
+ Cần an thần tốt tránh kích thích, thở chống máy.
+ Nếu tiến triển thành ARDS thì tiến hành cho thở máy theo chiến lược thông khí bảo vệ phổi.
- Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO): chỉ định khi bệnh nhân ARDS thất bại với thở máy.
3. Điều trị suy đa tạng
- Đảm bảo khối lượng tuần hoàn, cân bằng dịch, vận mạch khi có sốc.
- Lọc máu liên tục khi có chỉ định
4. Điều trị hỗ trợ
- Dùng hạ sốt khi sốt trên 3805 C dùng paracetamol 15 mg/kg/lần không quá 4 lần/ngày (không dùng hạ sốt nhóm salicylate như aspirin)
- Điều chỉnh rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.
- Đảm bảo dinh dưỡng bằng đường ăn, dinh dưỡng tĩnh mạch hỗ trợ khi cần.
- Chăm sóc hô hấp vỗ rung lồng ngực, giúp bệnh nhân ho khạc, hút đờm.
- Vận động, xoay trở chống loét, phòng huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Trường hợp có bội nhiễm phổi: dùng kháng sinh phổ rộng, hoặc phối hợp kháng sinh.
- Corticoide: những ca nặng ở giai đoạn tiến triển dùng Methylprednisolon 0,5 – 1 mg/kg hoặc hydrocortisone 200 mg/ngày, hoặc depersolon 60 mg/ngày.
IV. PHÒNG BỆNH
1. Vệ sinh và phòng hộ cá nhân
- Rửa tay bằng xà phòng và nước, cồn sát khuẩn
- Khẩu trang cho bệnh nhân, người chăm sóc, người đến thăm
- Găng tay, áo choàng, mũ, bốt, kính
2. Phòng cách ly
- Bố trí khu vực tương đối cách biệt, thoáng
- Cấu trúc lý tưởng buồng áp lực âm, có buồng đệm, vệ sinh khép kín, hệ thống xử lý nước thải tự động, có dung dịch sát khuẩn nhanh, có nơi tập chung rác thải nguy hiểm.
- Quản lý chặt chẽ người ra vào, vệ sinh bề mặt thường xuyên, khử khuẩn tẩy uế khi bệnh nhân ra viện.
3. Khử khuẩn
- Buồng bệnh vệ sinh sạch sẽ, lau chùi bằng dung dịch sát khuẩn
- Phun thuốc sát khuẩn
- Chiếu tia cực tím khi không có bệnh nhân
4. Vận chuyển bệnh nhân
- Hạn chế di chuyển, vận chuyển bệnh nhân
- Báo trước cho nơi tiếp nhận bệnh nhân
- Người vận chuyển và bệnh nhân mang đầy đủ trang thiết bị phòng hộ.
5. Kiểm soát dịch ở gia cầm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh