I. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng:
-Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau ở 3 hình thái bệnh: đồng nhiễm HBV và HDV, bội nhiễm HDV trên người mang HBV mạn tính, và viêm gan vi rút D mạn tính.
-Do viêm gan vi rút D tồn tại phụ thuộc vào viêm gan vi rút B nên biểu hiện bệnh của viêm gan vi rút D luôn đi cùng với bệnh viêm gan vi rút B với biểu hiện lâm sàng cấp tính thường khá rầm rộ: Bệnh nhân mệt mỏi chán ăn nhiều, vàng mắt, vàng da, phù…nặng có thể hôn mê, tử vong.
-Trong trường hợp nhiễm HDV mãn tính bệnh biểu hiện chủ yếu là mệt mỏi, chán ăn, tiểu vàng. Giai đoạn muộn có thể có các biểu hiện của xơ gan.
2. Cận lâm sàng:
-Hội chứng hủy hoại tế bào gan: AST/ALT tăng.
-Hội chứng suy tế bào gan: Bilirubin tăng, albumin máu giảm, PT giảm.
-HBsAg (+), Anti HBc – IgM (+).
-HDAg: (+), xuất hiện sớm, thời gian tồn tại ngắn, nhiều trường hợp không thể xác định được trong huyết thanh.
-Anti- HDV total: Xuất hiện muộn, cần kiểm tra lại anti – HDV sau 1 thời gian, vì sự chuyển đảo huyết thanh HDAg (-) tính, anti - HDV (+) tính là cách duy nhất để chẩn đoán viêm gan vi rút D cấp tính khi không xác định được HDAg.
-Anti - HD IgM: Xuất hiện thời gian ngắn trong trường hợp viêm gan D cấp khỏi hoàn toàn, khi nó tồn tại lâu dài với nồng độ cao àviêm gan vi rút D cấp chuyển thành viêm gan vi rút D mạn tính. Tuy nhiên độ đặc hiệu của xét nghiệm này không cao vì nó cũng xuất hiện trong viêm gan vi rút D mạn tính.
-Anti- HD IgG: Xuất hiện ngay sau khi mất anti-HD IgM.
-HDV – RNA: Định lượng HDV – RNA là xét nghiệm có độ nhạy cao nhất trong việc chẩn đoán viêm gan vi rút D, nó xuất hiện trong cả 3 thể bệnh, và là xét nghiệm để đánh giá đáp ứng điều trị thuốc kháng vi rút, lượng HDV – RNA phản ánh sự nhân lên của vi rút.
3. Chẩn đoán:
Có 3 hình thái bệnh cần phân biệt dựa vào lâm sàng và xét nghiệm là: viêm gan vi rút B – D cấp tính, viêm gan vi rút D cấp tính trên bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính, và viêm gan vi rút D mạn tính. Chẩn đoán phân biệt 3 thể bệnh này cần dựa vào: thời gian xuất hiện bệnh, nồng độ HDV RNA, HDAg, anti – HDV, và các marker của viêm gan vi rút B.
|
Viêm gan vi rút B – D cấp |
Bội nhiễm viêm gan D/ Người mang HBV |
Viêm gan vi rút D mạn tính |
|
---|---|---|---|---|
HDAg |
Xuất hiện sớm, tồn tại ngắn |
Xuất hiện sớm |
(-) |
|
Anti – HDV, IgM |
(+) |
(+), nồng độ cao |
(+) |
|
Anti – HDV, IgG |
(+) |
(+) |
(+) |
|
HDV – RNA |
(+) |
(+) |
(+) |
|
Anti – HBc IgM |
(+) |
(-) |
(-) |
Các marker để chẩn đoán các thể bệnh viêm gan D
II. ĐIỀU TRỊ:Peg-interferon có hiệu quả trong việc ức chế sự nhân lên của vi rút viêm gan D.
-Nhóm nucleotid ức chế sự nhân lên của vi rút viêm gan B không có hiệu quả trong việc ức chế sự hoạt động của vi rút viêm gan D.
-Hiệu quả ức chế sự hoạt động của vi rút viêm gan D không được tăng lên khi kết hợp Peg-interferon và nhóm nucleotid.
V. PHÒNG BỆNH
-Cách phòng bệnh viêm gan vi rút D hiện nay vẫn là tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan vi rút B.
-Thử nghiệm sinh kháng thể anti - HBs trên loài tinh tinh có khả năng tạo miễn dịch chống lại được viêm gan vi rút D.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh