✴️ Chọc hút nước tiểu trên xương mu

Nội dung

I.   ĐẠI CƯƠNG

Là 1 thủ thuật nhằm lấy mẫu nước tiểu để cấy tìm vi khuẩn khi lâm sàng nghi ngờ có nhiễm trùng tiết niệu, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, hoặc dẫn  lưu nước tiểu khi ứ nước tiểu mà phương pháp thông đái không thực hiện được  do có dị tật bẩm sinh ở niệu đạo, do phymosis khép chặt, do sỏi hoặc có khối u chèn ép vào niệu đạo.

 

II.   CHỈ ĐỊNH

  • Nghi ngờ nhiễm trùng tiết niệu
  • Sốt không rõ nguyên nhân
  • Bí đái mà không đặt được sonde bàng quang

 

III.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Trên 2 tuổi (trừ khi sờ hoặc gõ được cầu bàng quang)
  • Bệnh rối loạn đông máu

 

IV.   CHUẨN BỊ

1.   Người thực hiện

Bác sĩ thực hiện, điều dưỡng phụ

2.   Phương tiện

  • Bơm kim tiêm
  • Ống nghiệm các loại

3.   Bệnh nhi

  • Giải thích cho gia đình bệnh nhi
  • Bệnh nhi chưa tiểu ít nhất 30 phút, nếu cần cho uống nước hoặc bú mẹ

4.   Hồ sơ bệnh án

 

V.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Kiểm tra hồ sơ
  2. Kiểm tra bệnh nhi
  3. Thực hiện kỹ thuật
  • Tư thế bệnh nhi: nằm ngửa, chân duỗi thẳng hoặc gập (tư thế chân ếch). Xác định vị trí sẽ chọc dò: đường trắng giữa, trên nếp lằn da ngay sát xương mu
  • Điều dưỡng phụ sát trùng vị trí chọc (da bụng từ khớp vệ đến giữa rốn) xịt xylocaine.
  • Ngón trỏ và ngón cái căng da, chọc kim vuông góc với thành bụng, chọc ngập chiều dài
  • Hút thử trong khi từ từ kéo kim ra
  • Nếu chưa có nước tiểu thì không rút hết kim ra, thay đổi góc kim hướng lên trên, xuống dưới hoặc chọc lại lần nữa

​​​​​​​

VI.   THEO DÕI

  • Chảy máu chỗ chọc
  • Dò nước tiểu qua chỗ chọc

​​​​​​​​​​​​​​

VII.  TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Chảy máu chỗ chọc: băng ép vị trí chảy máu, theo dõi sát.
  • Chọc quá sâu xuyên qua thành sau bàng quang vào trực tràng có nguy cơ nhiễm trùng (viêm tấy hoặc abces douglas): điều trị kháng sinh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top