✴️ Điều trị trạng thái động kinh

Nội dung

I.   ĐẠI CƯƠNG

Trạng thái động kinh là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp trong thực hành lâm sàng, đòi hỏi phải được xử trí chính xác và kịp thời.

 

II.   CHỈ ĐỊNH

Trạng thái trong đó người bệnh có các cơn co giật kéo dài trên 30 phút (những tài liệu gần đây còn coi các cơn co giật trên 5 phút có thể coi là bắt đầu vào trạng thái động kinh). Giữa 2 cơn liên tiếp người bệnh trong tình trạng rối loạn ý thức, rối loạn thần kinh thực vật, biến đổi hô hấp, tim mạch, nội môi. Trạng thái động kinh có thể kéo dài vài gi đến vài ngày.

 

III.   CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sỹ có kinh nghiệm và khả năng cấp cứu
  • Điều dưỡng

2. Phương tiện

  • Thực hiện tại các khoa cấp cứu hoặc buồng cấp cứu với các phương tiện cần thiết.
  • Thuốc an thần kinh: Diazepam, Phenobacbital, Midazolam, Thiopental, hệ thống oxy.

3. Người bệnh

4. Hồ sơ bệnh án

Đầy đủ theo quy định

 

IV.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án, các thông tin người bệnh, tiền sử, chẩn đoán bệnh, các xét nghiệm đã có, chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.

2. Kiểm tra người bệnh

Tình trạng toàn thân

3.Thực hiện kỹ thuật

  • Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, đầu cao 30 độ (nếu có tăng áp lực sọ não) hoặc nằm nghiêng sang phải.
  • Thở oxy. Hút đờm dãi nếu tăng tiết nhiều.
  • Tiêm tĩnh mạch Seduxen lần thứ nhất, liều: 0,2 – 0,5 mg/kg nhưng không quá 10 mg hoặc thụt hậu môn, liều 0,5mg/kg. Nếu người bệnh còn tiếp tục giật sau 5 phút: tiêm tĩnh mạch nhắc lại Seduxen (lần thứ hai), liều: 0,3mg/kg.
  • Cặp nhiệt độ, nếu sốt: chườm mát tích cực và cho thụt hậu môn Paracetamol 15mg /kg/1 lần, cách 4-6 giờ, không quá 60mg/kg/24 giờ.
  • Xét nghiệm đường máu, canxi máu, điện giải đồ, khí máu nếu có điều kiện. Theo dõi nhịp thở, phát hiện sớm sự ức chế hô hấp, đặt nội khí quản, bóp bóng nếu ngừng thở.
  • Sau 10 phút còn giật: Phenobarbital 10-15 mg/kg tiêm tĩnh mạch bơm máy) trong 15-20 phút.
  • Sau 25 phút không kết quả tiêm nhắc lại Phenobarbital 10mg/kg tĩnh mạch trong 15 phút.
  • Chống phù não

+ Dexamethazone: 0,4mg/kg tĩnh mạch trong 2 lần cách 8 giờ.

+ Manitol 20% liều 0,5g/kg truyền 40 – 60 giọt/phút hoặc truyền trong 30 phút, sau đó có thể truyền dung dịch Ringer Lactat liều 20 – 50ml/kg.

  • Bù đường nếu đường máu hạ < 2,5mmol/l bằng bơm tĩnh mạch dung dịch glucoza 10 %, liều: 5ml/kg.
  • Điều chỉnh thăng bằng nước điện giải, cân bằng toan máu.
  • Sau 60 phút vẫn còn giật: xem xét khả năng đặt nội khí quản, chuyển khoa hồi sức cấp cứu để truyền tĩnh mạch Thiopentane 3-5mg/kg kèm theo thở máy.
  • Ghi chép đầy đủ quá trình xử trí.

 

V. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH

  • Thiếu ôxy não và các nội tạng khác.
  • Suy hô hấp: thở chậm, ngừng thở, nhịp thở Cheyne – Stokes, thở nhanh, phù phổi, toan hô hấp.
  • Biến chứng tim mạch: mạch nhanh hoặc chậm, tăng HA, suy tim, shock tim.
  • Rối loạn chuyển hoá: toan chuyển hoá, tăng kali – máu, giảm đường – natri máu
  • Suy thận: đái ít, hoại tử ống thận cấp tính do tiêu cơ vân cấp.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: nôn, tăng tiết mồ hôi, tăng tiết nước-bọt.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top