I. ĐẠI CƯƠNG
Gãy xương hở: gãy xương có kèm vết thương phần mềm thông với ổ gãy. Gãy xương hở do nhiều nguyên nhân và chiếm hàng đầu là tai nạn lưu thông do các loại xe mô tô và ô tô. Trong thời bình tỷ lệ gãy xương hở chiếm khoảng 8-10% các tổn thương cơ quan vận động. Trong chiến tranh tỷ lệ này thường cao khoảng 40-45% tổng số các vết thương.
Gãy xương hở thường có 40-70% kết hợp với chấn thương nơi khác (đầu, ngực, bụng...).
Gãy xương hở cũng thường xuyên đi kèm với tổn thương mô mềm gây ra hội chứng chèn ép khoang, đi kèm với tổn thương dây chằng các khớp kế cận.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Phân loại gãy xương hở theo Gustélo (1984)
Độ I:
- Rách da <1 cm
- Vết thương hoàn toàn sạch
- Cơ dập ít
- Xương gãy đơn giản
Độ II:
- Rách da >1 cm
- Cơ dập nhẹ đến vừa
- Tổn thương phần mềm rộng, có thể có tróc da còn cuống, hoặc tróc hẳn vạt da.
- Xương gãy ngang, chéo ngắn, mãnh rời nhỏ.
Độ III:
- IIIa: Vết thương phần mềm rộng tương ứng với vùng xương gãy
- Hoặc vết thương trong tầm đạn bắn gần
- IIIb: Vết thương mô mềm rộng, với màng xương bị tróc ra, và đầu xương gãy lộ ra ngoài, vùng gãy xương bị nhiễm bẩn nhiều
- IIIc: Vết thương dập nát nhiều, xương gãy phức tạp và có tổn thương mạch máu
2. Lâm sàng:
- Nhìn thấy xương gãy
- Chảy máu có ván mỡ
- Cắt lọc từng lớp thấy thông vào ổ gãy
3. Cận lâm sàng:
X-quang 2 bình diện thẳng, nghiên: Cho biết vị trí gãy, di lệch, đường gãy, các tổn thương đi kèm...
Xét nghiệm tiền phẫu:
- Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động (18 thông số máu).
- Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT.
- Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.
- Nước tiểu 10 thông số .
- aPT, APTT, Fibrinogen…
- Nhóm máu hệ ABO, Rh(D)
- HIV
- Điện tim, x quang tim phổi thẳng.
III. ĐIỀU TRỊ:
1. Cắt lọc vết thương.
2. Nắn chỉnh lại xương gãy
- Cần che xương, mạch máu, thần kinh và gân.
- Da có thể để hở, sẽ hâu lại hoặc ghép da thì 2
3. Bất động xương gãy vững chắc và liên tục sau khi đã nắn tốt. Để bất động có thể dùng: bó bột, đặt cố định ngoài (rất phổ biến ngày nay)
4. Dùng kháng sinh:
- Kháng sinh chỉ đóng vai trò hổ trợ chứ không thay thế được cắt lọc.
- Kháng sinh nên dùng sớm ngay khi mới vào viện, kháng sinh có phổ tác dụng rộng, liều cao và liên tục, ít nhất 3 – 5 ngày bằng đường tiêm, khi vết thương ổn định thay bằng đường uống.
5. Điều trị sau mỗ:
- Truyền dung dịch đẳng trương.
- Truyền máu khi có chỉ đinh.
- Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn).
- Thuốc:
- Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.
- Giảm đau.
- Kháng viêm.
- Cầm máu
IV. BIẾN CHỨNG
1. Sốc chấn thương
2. Tắc mạch máu do mỡ
3. Chèn ép khoang
4. Nhiễm trùng
* Chỉ số M. E. S. S (Mangled Extremity Severity Score)
- Chỉ số này để đánh giá khả năng đoạn chi
- Nó chỉ có giá trị trong 24 giờ, cần theo dõi sát và đánh giá lại
1/ Tổn thương xương và phần mềm
- Nhẹ: 1 điểm
- Vừa: 2 điểm
- Nặng: 3 điểm
- Rất nặng (dập nát nhiều + nhiễm trùng): 4 điểm
2/ Sốc:
- HAmax > 90 mmHg = 0 điểm
- HA tụt tạm thời = 1 điểm
- HA tụt kéo dài = 2 điểm
3/ Thiếu máu chi:
- Màu sắc da bình thường = 1 điểm
- Mất mạch, tuần hoàn mao quản ngoại vi giảm = 2 điểm
- Mất mạch, tê, mất tuần hoàn mao quản = 3 điểm
Nếu thời gian kể từ lúc bị thương > 6 giờ thì điểm số này được nhân đôi
4/ Tuổi:
- Dưới 30 tuổi: 0 điểm
- 30 – 50 tuổi: 1 điểm
- > 50 tuổi: 2 điểm
5/ Bệnh nội khoa (tiểu đường, suy thận, suy tim …)
- Không có: 0 điểm
- Có: 1 điểm
Đánh giá:
MESS = 6 – 7 điểm, bệnh nhân cần phải hồi sức tốt để xử trí cắt lọc.
MESS = 8 có nguy cơ đoạn chi
MESS > 9 đoạn chi tuyệt đối.
V. PHÒNG BỆNH
- Tuyên truyền và giáo dục trong cộng đồng về luật giao thông và lao động.
- Cần giáo dục học sinh trong các trường phổ thông cơ sở nguyên nhân gây gãy xương để hạn chế các tai nạn xảy ra trong sinh hoạt và trong học đường.
- Cần giáo dục cộng đồng sơ cứu tại chỗ tốt các trường hợp gãy xương để hạn chế các biến chứng trong gãy xương.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh