Amidan là một tổ chức giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập qua đường vòm họng. Viêm Amidan là bệnh lý không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Một trong những phương pháp để điều trị hiệu quả viêm Amidan chính là phẫu thuật cắt bỏ. Vậy cách cắt Amidan được thực hiện như thế nào?
Khi các tác nhân gây hại xâm nhập ồ ạt vào nhưng tổ chức Amidan không phản ứng kịp thì hiện tượng viêm Amidan sẽ xảy ra. Viêm Amidan được chia làm 2 cấp độ: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính. Trong khi viêm Amidan cấp tính không quá khó khăn để điều trị thì khi bệnh diễn tiến nặng sang giai đoạn mạn tính thì việc điều trị sẽ mất thời gian hơn và thậm chí phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm.
Một số dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang bị viêm Amidan cấp tính:
– Cơ thể sốt cao khoảng 38 – 39 độ, rét run và ớn lạnh.
– Cổ họng cảm thấy bất thường: Nóng, khô, khó chịu, đau và vướng khi ăn uống.
– Khi quan sát sẽ thấy amidan bị sưng, phù nề và có thể có bựa trắng.
– Mệt mỏi, ngủ kém và chán ăn.
– Khoang miệng bị nhiễm trùng và sẽ có mùi hôi khó chịu.
– Nôn ói.
– Nhiều trường hợp bệnh nhân bị táo bón, tiểu tiện và nước tiểu đậm màu.
– Có phần hạch ở cổ sưng lên và mềm.
Ngoài những triệu chứng giống như viêm Amidan cấp tính, giai đoạn mạn tính còn có thêm một số dấu hiệu đặc trưng như:
– Cơ thể mệt mỏi, gầy yếu và về chiều sẽ bị ngây ngấy sốt.
– Ho khan từng cơn kéo dài khi ngủ dậy vào buổi sáng.
– Giọng nói thay đổi.
– Thỉnh thoảng bị ho và tiếng bị khàn, nếu ở trẻ em thì bị thở khò khè và ngáy to khi ngủ.
Đây là giai đoạn đầu của bệnh lý viêm Amidan. Ở cấp độ bệnh này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyến cáo điều trị nội khoa bằng các loại thuốc để giảm được triệu chứng bệnh và dần khỏi hẳn. Nếu phát hiện bệnh sớm thì giai đoạn này thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn nhiều. Chính vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần và đi khám ngay khi có những triệu chứng của bệnh là vô cùng cần thiết.
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn này, việc điều trị nội khoa thường không mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, bệnh nhân thường được khuyến cáo thực hiện phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm ở Amidan. Các trường hợp được chỉ định cắt Amidan phải kể đến như:
– Amidan viêm tái phát 5 – 6 lần/năm và thực hiện điều trị nội khoa nhưng vẫn không thuyên giảm.
– Viêm Amidan gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến vùng tai mũi họng cũng như sức khoẻ tổng thể.
– Kích thước Amidan, gây bít tắc đường thở và nguy hiểm hơn là bệnh nhân có thể bị hội chứng ngưng thở khi ngủ.
– Amidan có nhiều ngóc ngách chứa các hốc mủ bã đậu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Hiện nay, có rất nhiều cách cắt Amidan khác nhau, tuy nhiên cách cắt Amidan được áp dụng tại các bệnh viện lớn và được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn chính là Plasma Plus với đặc điểm không gây đau, không chảy máu và không biến chứng. Quá trình cắt Amidan bằng phương pháp Plasma Plus được diễn ra như sau:
– Bước 2: Bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, chụp X-quang để kiểm tra xem cơ thể có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật hay không.
– Bước 3: Bệnh nhân đủ điều kiện được đưa vào phòng mổ vô khuẩn 1 chiều để thực hiện cắt Amidan. Ở bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện gây mê nội khí quản để bệnh nhân không cảm thấy khó chịu và bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện phẫu thuật.
– Bước 4: Thực hiện cách cắt Amidan Plasma Plus. Cuộc phẫu thuật chỉ diễn ra trong vòng 30 – 45 phút và không gây đau, chảy máu hay biến chứng cho bệnh nhân.
– Bước 5: Bệnh nhân sau phẫu thuật được đưa vào phòng hậu phẫu để theo dõi trong 24h. Nếu không có bất thường gì, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và dặn dò bệnh nhân kỹ lưỡng về chế độ ăn uống, chăm sóc và vận động để quá trình liền thương diễn ra nhanh chóng.
Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về “cách cắt Amidan“. Cần lưu ý, cắt Amidan không phải là một thủ thuật phức tạp nhưng cần lựa chọn thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín để bệnh được điều trị dứt điểm và không để lại biến chứng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh