Gan là một trong những cơ quan nội tạng có kích thước lớn và rất quan trọng trong cơ thể. Gan không chỉ có chức năng chuyển hóa, phân giải các chất dinh dưỡng mà còn thanh lọc, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Men gan đóng vai trò quan trọng nhất trong mọi quá trình hoạt động của gan. Vậy men gan là gì, vai trò, chức năng ra sao, các chỉ số về men gan như thế nào…. luôn là câu thắc mắc với nhiều người. Chúng sẽ được giải đáp rõ ràng với nội dung dưới đây:
Trong gan có hệ thống các enzyme rất hoàn chỉnh bao gồm: AST, ALT, GGT,.. có chức năng hỗ trợ gan lọc bỏ độc tố, giúp hoàn thiện, tổng hợp và chuyển hóa các chất như bao gồm: lipid, gluxit, protid…, các enzyme này được gọi chung là men gan.
Gan đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn, ngoài ra còn có công dụng thanh lọc, đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể ra bên ngoài. Dinh dưỡng từ thức ăn sau khi được hấp thu đưa về gan, gan làm chức năng thanh lọc rồi chuyển hóa thành những dưỡng chất phù hơp với cơ thể, đồng thời cũng loại bỏ những độc tố ra ngoài.
Khi cơ thể có dấu hiệu bất ổn thì gan thường là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nhất. Lúc này chỉ số men gan bất thường. Các enzyme trong tế bào được giải phóng và hòa tan trong máu vì thế máu sẽ chứa một lượng men gan nhất định, càng ngày càng tích tụ nhiều thêm, tăng cao hơn mức bình thường.
Bằng phương pháp xét nghiệm chỉ số men gan sẽ cho thấy được mức độ tổn thương gan cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu được phát hiện sớm thì sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả, hạ men gan về mức ổn định. Nếu để lâu dài hoặc không được phát hiện kịp thời thì tình trạng bệnh lý sẽ càng ngày càng nặng, lúc đó phương pháp điều trị sẽ không được hiểu quả.
Sau khi được chỉ định xét nghiệm chức năng gan (chỉ số về men gan), người bệnh sẽ được kết luận về tình trạng gan hiện tại. Chỉ số men gan được hiểu là để thể hiện mức độ gan bị suy thoái hoặc giảm chức năng.
Chỉ số men gan được cho là bình thường khi không vượt quá mức giới hạn cho phép. Có 4 chỉ số men gan thông dụng được các bác sĩ chỉ định là ALT, AST, GGT, LDH, được phân chia theo giới tính và độ tuổi nên độ chính xác hầu như là tuyệt đối. Chỉ số được cho là bình thường cụ thể như sau:
Trong một số trường hợp, các chỉ số xét nghiệm về chức năng gan trên như ALT, AST có thể tăng hơn so với mức bình thường, nhưng không quá cao (gấp 2,3 lần) thì vẫn được cho là bình thường. Chỉ số GGT nếu cao hơn 1-2 mức thì cũng không ảnh hưởng đến chức năng gan và người bệnh cũng không quá lo ngại đến sức khỏe.
Ngược lại với chỉ số men gan bình thường ở trên sẽ là chỉ số men gan tăng hay còn gọi là men gan cao. Chỉ số men gan cao tăng cao khi tăng gấp 1-2 lần là ở mức độ nhẹ, từ 2-5 lần là mức độ trung bình và tăng cao khi gấp 5-10 lần, cụ thể như sau:
Chỉ số men gan | AST (GOT) | ALT (GPT) | GGT | LDH |
Tăng nhẹ | 40-80 UI/L | 40-80 UI/L | 40-80 UI/L | 40-80 UI/L |
Tăng trung bình | 80-200 UI/L | 80-200 UI/L | 80-200 UI/L | 80-200 UI/L |
Tăng cao | > 200 UI/L | > 200 UI/L | > 200 UI/L | > 200 UI/L |
Men gan cao thường rất dễ dẫn đến tình trạng xơ gan, đặc biệt với những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém có thể dẫn đến các bệnh nặng hơn như viêm gan, ung thư gan. Vì vậy nếu được chẩn đoán men gan tăng cao thì người bệnh nên thật cẩn trọng cũng như thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không để tình trạng bệnh nặng thêm.
Chỉ số men gan GGT viết tắt của Gamma Glutamyl transferase là 1 trong 3 chỉ số men gan đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. GGT có chỉ số cao hơn 2 loại men gan còn lại vì chỉ số này rất nhạy cảm với sự thay đổi tình trạng ứ mật. Chỉ số này tăng cao là biểu hiện của những bệnh lý gan như viêm gan mãn, tổn thương gan do rượu, viêm gan virus hay nghiêm trọng hơn là ung thư gan.
Thông thường xét nghiệm GGT được chỉ định cho người bệnh trong những trường hợp sau:
Người bệnh lấy mẫu bệnh phẩm và làm xét nghiệm trong khoảng 1 tiếng sẽ có kết quả về chỉ số GGT. Nếu chỉ số GGT nằm trong giới hạn từ 5-60UI/L, tức là chỉ số <60UI/L hoặc tặng nhẹ hơn 1, 2 mức thì được coi là bình thường. Tuy nhiên chỉ số ở nam và nữ có sự khác biệt.
Tình trạng bệnh nhẹ hay nặng sẽ được chẩn đoán tùy thuộc vào mức tăng của chỉ số này, cụ thể như sau:
Đặc biệt rất nghiêm trọng nếu chỉ số GGT tăng tới 5000UI/L, cho thấy người bệnh đã mắc bệnh gan mật cấp hoặc ung thư gan.
Chi phí xét nghiệm GGT hết bao nhiêu và bao lâu có kết quả luôn là câu hỏi mà nhiều người bệnh quan tâm.
Về chi phí xét nghiệm GGT chỉ dao động trong khoảng từ 50.000 đồng đến vài ba trăm nghìn, tùy thuộc vào từng bệnh viện. Vì vậy, khi quan tâm đến chi phí xét nghiệm hết bao nhiêu thì người bệnh có thể liên hệ trực tiếp tới các bệnh viện để được thông tin chính xác nhất.
Về thời gian bao lâu có kết quả cũng tùy thuộc vào từng bệnh viện hay cơ sở y tế. Thông thường, tính từ lúc lấy mẫu bệnh phẩm đến khi có kết quả xét nghiệm mất tầm 1,2 giờ đồng hồ.
Để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
Làm xét nghiệm GGT ở đâu thì tốt cũng là một trong những câu hỏi rất phổ biến của người bệnh. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện, cơ sở y tế công lập hay tư nhân đều có thể làm xét nghiệm này. Vì vậy, người bệnh cần lựa chọn những bệnh viện uy tín, cơ sở y tế chất lượng để thực hiện xét nghiệm.
Để có một hệ thống gan khỏe mạnh, men gan không tăng thì chế độ sinh hoạt, thực phẩm ăn uống đóng vai trò chính. Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho gan là phương pháp đơn giản mà hữu hiệu nhất để giữ cho gan luôn trong trạng thái tốt nhất. Một số lưu ý sau:
Một số thực phẩm tốt cho gan được các bác sĩ khuyên dùng như:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh