Ô nhiễm từ phòng bếp: Mùi
Ô nhiễm mùi là một trong những ô nhiễm từ phòng bếp phổ biến nhất. Nấu ăn ở phòng bếp, đặc biệt là những phòng bếp nhỏ bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với ô nhiễm mùi. Đầu tiên là sự sản sinh khí carbon monoxide và các khí độc hại khác như khí đốt, khí dầu mỏ hóa lỏng khi đun nấu.
Thứ hai khí thoát ra do dầu ăn được dùng để chiên rán ở nhiệt độ cao, nếu hít vào nhiều trong thời gian dài sẽ gia tăng nguy cơ ung thư.
Các chuyên gia cho rằng, trước hết hãy sử dụng các thiết bị khử mùi ở bếp để giảm mùi là tốt nhất. Thứ hai, khi nấu nướng, tránh để nhiệt độ dầu quá nóng vừa ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn lại không tốt cho sức khỏe.
Cuối cùng là sau khi nấu nướng, cần kịp thời mở cửa sổ thông gió, chị em nhớ rửa mặt để loại bớt khói dầu trên da.
Ô nhiễm màu
Để tránh ô nhiễm màu ở bếp, tốt nhất không nên sử dụng gương hay nhiều đèn trang trí. Sự phản chiếu của chúng dễ gây ra sự chóng mặt. Màu sắc trang trí phòng bếp cũng không nên quá lạ mắt. Các chuyên gia y tế tin rằng, màu sắc quá mạnh có thể kích thích các giác quan của con người, do đó, dễ tăng tốc độ lưu thông máu, kích thích thần kinh ở người cao tuổi… Nhưng cũng cần đặc biệt chú ý đảm bảo đủ sáng cho khu vực bếp nấu và sơ chế thực phẩm bằng cách sắp đặt hệ thống đèn hoặc ánh sáng tự nhiên.
Đối với màu sắc trang trí tổng thể của phòng bếp thì màu sắc tươi sáng sẽ làm cho bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Nhờ đó bạn dễ chuyên tâm vào việc bếp núc hơn.
Ô nhiễm tiếng ồn
Sự va chạm của các dụng cụ nấu, bát đĩa hay đóng mở cửa tủ… gây ra tiếng ồn là điều không thể tránh khỏi. Quá nhiều tiếng ồn có thể gây ra chứng ù tai, và thậm chí có thể gây hại cho tim mạch, dẫn đến rối loạn chức năng của hệ thần kinh.
Các chuyên gia cho rằng việc sắp đặt nồi, dụng cụ làm bếp ở vị trí hợp lý là rất cần thiết vì nó sẽ giảm những âm thanh va chạm vào nhau mỗi khi bạn cần lấy.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh