I. ĐỊNH NGHĨA
- Điện tâm đồ là một nghiệm pháp chẩn đoán nhằm phát hiện các bất thường về hoạt động điện học của tim. Bản ghi điện tâm đồ thể hiện sự biến thiên về hiệu điện thế của quá trình khử và tái cực của các tế bào cơ tim thông qua 12 chuyển đạo tiêu chuẩn.
- Cần phân biệt điện tâm đồ chẩn đoán với điện tâm đồ theo dõi. Điện tâm đồ theo dõi được ghi bởi máy mornitor không thể thay thế vai trò của điện tâm đồ chẩn đoán.
II. CHỈ ĐỊNH
Ghi điện tâm đồ tại giường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhi có tình trạng cấp cứu hoặc các trường hợp vận chuyển người bệnh không an toàn đến phòng ghi điện tâm đồ.
- Chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh tim bẩm
- Chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị các rối loạn nhịp.
- Chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh tim mắc phải: Kawasaki, thấp tim, viêm nội tâm mạch, viêm màng ngoài tim, viêm cơ ..
- Các triệu chứng nghi ngờ do rối loạn nhịp: Ngất, co giật, choáng ván.
- Các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức: Đau ngực, khó thở…
- Các cơn tím tái.
- Tiền sử gia đình có người đột tử hoặc có bệnh di truyền liên quan.
- Rối loạn điện giải.
- Ngộ độc thuốc hoặc các thuốc có thể gây loạn nhịp.
III. CHUẨN BỊ
1. Người làm
- Một điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên được đào tạo.
- Một điều dưỡng khác phụ giúp.
2. Máy ghi điện tim
- Máy ghi điện tim phải đạt tiêu chuẩn: Tốc độ lấy mẫu 1000 mẫu/phút, bandwidth tối thiểu 250 Hz, ghi đồng thời 12 chuyển đạo, có phần mềm tự động phân tích PEDMEAN.
- Điện cực ghi điện tim.
- Điện cực ghi điện tim dán da cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
- Điện cực cốc hút dùng cho trẻ lớn
- Cáp nối điện cực
- Giấy in
- Gel dẫn điện
- Giấy lau
3. Phương tiện khác
Mornitor theo dõi chức năng sống nếu cần.
4. Nguời bệnh
- Thông báo và giải thích cho người bệnh về cách tiến hành thủ thuật.
- Nằm ngửa, yên lặng, thoải mái.
- Nếu bệnh nhi không nằm yên báo bác sĩ cho thuốc an thần.
5. Hồ sơ bệnh án
Kiểm tra thông tin người bệnh, chẩn đoán bệnh, tiền sử người bệnh, chỉ định ghi điện tâm đồ.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra lại thông tin liên quan đến người bệnh.
2. Thực hiện kỹ thuật
- Cắm điện và bật máy điện tim, điền thông tin của người bệnh vào máy.
- Bộc lộ da vùng ngực và cổ chân cổ tay, đặt điện cực theo quy định AHA
+ Đặt điện cực chi: vàng cổ tay trái, đỏ cổ tay phải, xanh ở trân trái, đen ở cổ chân phải.
+ Vị trí đặt điện cực thăm dò của 6 chuyển đạo trước tim thông dụng
. V1: Khoảng liên sườn 4 bên phải, sát bờ sương ức.
. V2: Khoảng liên sườn 4 bên trái, sát bờ xương ức.
. V3: Điểm giữa đường thẳng nối V2 và V4.
. V4: Giao điểm của đường dọc đi qua giữa xương đòn trái với đường ngang đi qua mỏm tim (nếu không xác định được vị trí mỏm tim thì lấy khoảng liên sườn 5 trái.)
.V5: Giao điểm của đường nách trước với đường ngang đi qua V4.
.V6: Giao điểm của đường nách giữa với đường ngang đi qua V4, V5.
- Kiểm tra chất lượng hình ảnh từng chuyển đạo, dán lại hoặc thay điện cực nếu nhiễu.
- Kiểm tra lại vị trí từng điện cực xem đã mắc đúng chưa và đặt lại nếu sai.
- Test thử máy.
- Bấm nút ghi và kiểm tra lại chất lượng bản ghi
- Tắt máy.
- Gỡ bỏ điện cực, lau sạch da và mặc lại quần áo cho người bệnh.
- Chuyển điện tim đến bác sĩ đọc kết quả.
V. THEO DÕI
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn trong thời gian làm điện tim
- Bàn giao điều dưỡng tiếp tục theo dõi dấu hiệu sinh tồn nếu người bệnh phải dùng thuốc an thần.
- Theo dõi dấu hiệu dị ứng da tại chỗ dán điện cực.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp