✴️ Hen phế quản trẻ em

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Hen phế quản (HPQ) là một bệnh phổi mạn tính được đặc trưng bởi 3 dấu hiệu: Viêm mạn tính của đường thở, tắc nghẽn đường thở có thể hồi phục một cách tự nhiên hoặc do dùng thuốc, tăng tính phản ứng hoặc tăng đáp ứng của đường thở với nhiều loại tác nhân kích thích bên ngoài. Tỷ lệ mắc HPQ ngày càng tăng ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên chiếm từ 3- 7% trẻ em tại các nước. Tỷ lệ mắc của hen ở trẻ dưới 5 tuổi tăng 160% trong vòng 2 thập kỉ qua và  80% bệnh nhân bị hen , biểu hiện triệu chứng bắt đầu trước 5 tuôi. Hen là một trong nguyên nhân kiến trẻ phải đi khám bác sĩ và nhập viện nhiều, ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe của gia đình và xã hội. Đặc biệt số ca tử vong do hen đã tăng lên gấ p đôi trong vòng 2 thập kỉ qua. Hàng năm thế giới có khoảng 25 vạn người tử vong do hen.

Nguyên nhân gây hen do sựkết hợp giữa yếu tố gen và môi trường sống. Yếu tố di truyền được cho thấy đến 60% HPQ có yếu tố truyền từ cha mẹ.  HLA liên quan đến di truyền trong hen như HLA DRB1, DRB3, DRB5, DP1. Các yếu tố tác nhân môi trường thường gặp bao gồm: Nhiễm virus đường hô hấp , luyện tập gắng sức, tác nhân gây kích ứng như khói thuốc lá , các dị nguyên trong nhà hoặc ngoài nhà như  lông súc vật , mạt bụi nhà, gián, thức ăn, ẩm mốc. Thay đổi thời tiết, đặc biệt là thời tiết lạnh, xúc cảm: cười hoặc tức giận hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản là những tác nhân kích thích đường hô hấp. 

Yếu tố nguy cơ hen phế quản: 

Nguyên nhân phổ biến gây khò khè ở trẻ em là nhiễm trùng đường hô hấp.             

Yếu tố dự báo diễn biến của khò khè chuyển sang hen là bệnh chàm atopi.

Tiếp xúc với dị nguyên và các yếu tố gây kích ứng làm tăng nguy cơ bị hen.

Dị ứng với gián ở trẻ em sống ở khu vực thành thị.

Mẹ hút thuốc lá.

Đẻ non làm tăng nguy cơ bị hen.

Các yếu tố nguy cơ của hen được các nhà nhi khoa đồng thuận như sau:

+ Tiêu chuẩn chính: bố/ mẹ bị hen; trẻ bị viêm da cơ địa

+ Tiêu chuẩn phụ : viêm mũi dị ứng ; Khò khè không liên quan đến cảm lạnh, Bạch cầu ái toan ≥ 4%

 Trẻ có nguy cơ bị hen trong độ tuổi từ 6 đến 13 là những trẻ có khò khè tái diễn và kèm theo một trong 2 tiêu chuẩn chính hoặc 2 trong 3 tiêu chuẩn phụ.  

 Yếu tố nguy cơ hen nặng và tử vong do hen bao gồm: 

Tiền sử có đợt cấp đột ngột và nặng

Đã từng nhập viện tại khoa hồi sức, đã từng phải đặt nội khí quản do hen

Trong khoảng thời gian 12 tháng qua: Có ≥2 lần nhập viện hoặc ≥ 3 lần vào khoa cấp cứu, sử dụng >1 hộp thuốc cắt cơn hen ventoline dạng hít trong 1 tháng, sử dụng kéo dài corticoid đường uống.

 

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN

Khai thác tiền sử

Một bệnh sử chi tiết cầ n được thu thập từ gia đình và bố mẹ .

Hỏi về các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở, tức nặng ngực, đặc biệt tần số bị , mức độ nặng của cơn hen, các triệu chư ́ng có trở nên nặng hơn do các tác nhân kích thích không? Xác định tác nhân kích thích nếu có thể, các triệu chứng nặng lên trong ngày hay vào ban đêm.

Khám lâm sàng:

Khám thực thể nên tập trung vào đường hô hấp, lồ ng ngực và da. Tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh dị ứ ng khác như viêm kết mạc, thâm phù dưới ổ mắt, niêm mạc mũi nhợt và xuất tiết nhiều. Các dấu hiệu thực thể không thường đi kèm với hen bao gồm chậm tăng trưởng, tím, ngón tay dùi trống. 

Chẩn đoán phân biệt

Trước khi nghĩ đến hen cần loại trừ các bệnh gây khò khè ở trẻ em như: Trào ngược dạ dày thực quản hoặc hội chứng hít tái diễnbệnh xơ nang, dị vật đường thở , rối loạn chức năng dây thanh âm, bất thường giải phẫu đường thở như hẹp, màng ngăn khí quản, mềm sụn khí phế quản, dị dạng mạch hình nhẫn, khối u trung thất, suy tim, suy giảm miễn dịch, bệnh do kí sinh trùng, viêm phế quản do tác nhân virus. 

Các xét nghiệm cận lâm sàng

Các xét nghiệm cận lâm sàng là không cần thiết cho việc chẩn đoán hen.    

+ Đo nồng độ IgE và dị nguyên có thể hữu ích để bắt đầu điều trị

+ Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi có thể chỉ ra một tình trạng dị ứng hoặc suy giảm miễn dịch. Khí máu khi có suy hô hấp.

+ Xquang lồng ngực: hữu ích để loại trừ các tình trạng như hít phải dị vật

+ Đo nồng độ oxit nitơ (NO) trong khí thở ra được dùng để định hướng chẩn đoán, đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi mức độ kiểm soát bệnh hen. 

Các kĩ thuật để chẩn đoán 

Đo chứ năng hô hấp là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ nặng của tắc nghẽn đường thở.  

Chỉ tiến hành được ở trẻ ≥5 tuổi và trẻ có thể hợp tác.

Các chỉ số cần đánh gia ́: FEV1, dung tích sống gắng sức, tốc độ luô ̀ng khí thở ra gắng sức ở giữa thì thở ra, đồ thị thể tích khí thở. 

Đối với trẻ dưới 5 tuổi có thể dùng kỹ thuật đo dao động xung ký để đánh giá tình trạng tăng sức cản đường thở ở trẻ hen phế quản.

Xác định tắc nghẽn đường thở và tắc nghẽn có thể hồi phục không

Test phục hồi phế quản là đo chức năng hô hấp trước và sau dùng thuốc giãn phế quản để xác định chẩn đoán và phân loại mức độ nặng

Đo lưu lượng đỉnh có giá trị như một công cụ theo dõi

 

CHẨN ĐOÁN

5 tiêu chuẩn chẩn đoán 

  • Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại
  • Tình trạng trên có đáp ứng với thuốc dãn phế quản 
  • Có tiền căn gia đình cha, mẹ, anh chị em ruột hen hay có yếu tố khởi phát hen. 
  • Đã loại trừ các nguyên nhân gây khò khè khác
  • Khám lâm sàng có hội chứng tắc nghẽn nghe phổi có ran ngáy, rít; đo chức năng hô hấp có FEV1 giảm, sau khi dùng thuốc dãn phế quản FEV1 tăng ít nhất 12% hay 200ml.

Chẩn đoán mức độ nặng của cơn hen cấp

Bảng 1. Đánh giá mức độ nặng của cơn hen cấp tính

 

Chỉ số

Nhẹ

Nặng vừa

Nặng

Nguy hiểm đến tính mạng

 

Khó thở

Khi gắng sức (bú, khóc, hoạt động)

Khi g ắng sức

(bú, khóc, hoạt động)

Khó thở cả khi nghỉ ngõi

Khó thở dữ dội

Tần số thở

Bình thường

Thở nhanh

Thở nhanh

Rối loạn nhịp thở

Co kéo cơ hô hấp, rút lõm lồng ngực

 

Không

Co kéo cơ hô hấp

Co kéo cơ hô hấp, rút lõm lồng ngực

Cử động ngực bụng đảo ngược

Nói hoặc khóc

Nói được cả câu, trẻ nhỏ khóc kéo

dài

 

Ngắt đoạn

Từng từ, khóc yếu

Không nói được, không khóc được

Tinh thần

Tỉnh

Tỉnh

Kích thích

Li bì, lơ mơ

Rale rít, rale gáy

Nghe thấy cuối thì thở ra

Nghe thấy cả thì thở ra

Nghe thấy cả hai thì

Không nghe thấy (phổi câm)

Mạch

Bình thường

Hơi nhanh

Nhanh

Không bắt được mạch

SaO2

>95%

91-05%

<90%

Rất giảm

FEV1 (PEF) ở

trẻ lớn

>80%

50-80%

<50%

Không đo được

Phân loại hen theo bậc của GINA

Bảng 2. Phân loại mức độ nặng của bệnh hen phế quản

 

Bậc hen

Triệu chứng/ ngày

Tri ệu chứng/ đêm

PEF hay FEV1 Giao động PEF

Bậc 1-

Gián đoạn

<1 lần/ tuần

Không triệu chứng và PEF bình thường giữa các cơn

 

≥2 lần/ tháng

≥80%

 

<20%

Bậc 2-

Nhẹ dai dẳng

>1 lần/ tuần nhưng 

<1 lần/ ngày

Cơn có thể ảnh hưởng tới hoạt động

 

 

≤2 lần/ tháng

≥80%

 

20- 30%

Bậc 3 -

Trung bình dai dẳng

Hàng ngày

Cơn hen ảnh hưởng tới hoạt động

 

 

>1 lần/ tuần

 

 

60- 80%

>30%

Bậc 4-

Nặng dai dẳng

Liên tục

Giới hạn hoạt động thể lực

 

Thường xuyên

≤60%

 

>30%

Bảng 3. Mức độ kiểm soát hen của GINA 2014       

Hỏi trong vòng 4 tuần qua:

 

Triệu chứng 

Mức độ kiểm soát

Kiểm soát tốt

Kiểm soát 1 phần

Không kiểm

soát

1. Triệu chứng ban ngày 

      Trẻ ≥ 6 tuổi: trên 2 lần / tuần 

      Trẻ ≤ 5 tuổi:  trên 1 lần /

 

 

 

 

 

 

 

 

 

tuần, kéo dài vài phút  

Không có bất kỳ triêu chứng nào

Có 1 - 2 triệu chứng

Có  3- 4 triệu chứng

2. Hạn chế hoạt động

3. Nhu cầu thuốc cắt cơn

      Trẻ ≥ 6 tuổi: trên 2 lần / tuần 

      Trẻ ≤ 5 tuổi:  trên 1 lần / tuần 

4. Triệuchứng thức giấc về đêm 

Phân loại hen có thể thay đổi theo thời gian theo dõi và điều trị

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top