✴️ Nội soi thực quản – dạ dày, lấy dị vật

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

Nuốt dị vật là lí do nội soi can thiệp khá phổ biến trong cấp cứu nhi khoa. Nội soi ống mềm can thiệp dị vật là một phương pháp hiệu quả và an toàn.

 

II. CHỈ ĐỊNH

– Dị vật thực quản cản quang bị tắc nghẽn tại thực quản trên 24 giờ, cần được lấy ra khỏi thực quản ngay.
– Các dị vật cản quang trong dạ dày cần lấy ra ngoài khi :
+ Đường kính trên 20mm
+ Chiều dài trên 50mm trên 70mm đối với ngưòi lớn)
+ Dạng nhọn có khả năng đâm xuyên kim loại có ngạnh, kim, thủy tinh..)
+ Dị vật ăn mòn
+ Dị vật tồn tại trên 2-4 tuần
+ Dị vật gây nên triệu chứng, đặc biệt có chứa chì
+ Dị vật pin trong thực quản cần được lấy ra ngay

 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Chống chỉ định tuyệt đối
– Trụy tim mạch, suy h hấp
– Thủng ruột, viêm phúc mạc
– Chấn thương đốt sống cổ

2. Chống chỉ định tương đối

– Mới phẫu thuật tiêu hóa 1 tháng , tắc ruột
– Bệnh rối loạn đ ng máu, giảm tiểu cầu nặng

 

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện qui trình kỹ thuật
Nhóm nội soi 01 bác sĩ và 03 điều dưỡng , nhóm gây mê 01 bác sĩ và 02 kỹ thuật viên gây mê).
2. Phương tiện
01 hệ thống nội soi tiêu hóa trên kèm theo các dụng cụ can thiệp như kìm, vợt, giọ gắp dị vật qua nội soi …, 01 máy thở và phương tiện gây mê hồi sức.
3. Người bệnh

Khám lâm sàng, khai khác tiền sử nội soi, phẫu thuật, giải thích nguy cơ, nhịn ăn uống.

4. Hồ sơ bệnh án

Chỉ định nội soi tiêu hóa can thiệp dị vật, giấy cam đoan, 01 bệnh án kèm theo bộ xét nghiệm thông qua mổ cấp cứu, X quang dị vật và các xét nghiệm khác (nếu có).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (thòi gian khoảng 60-90 phút)

1. Kiểm tra hồ sơ 15 phút
2. Kiểm tra người bệnh 15 phút
3. Thực hiện kỹ thuật 30-60 phút

Gây mê nội khí quản đề phòng dị vật rơi vào đường thở khi can thiệp)
– Nguyên tắc : xác định dị vật về vị trí, hình dạng, kích thước, hướng đi, vị trí, mối tương quan với các tổ chức xung quanh, thời gian tổn tại, bản chất của dị vật …và quan sát rõ dị vật khi di chuyển.
– Dùng cụ can thiệp được mở khi đối diện với dị vật và điều chỉnh đầu đèn nội soi để dụng cụ can thiệp bắt được dị vật và kéo ra dị vật ngoài cơ thể.
– Dị vật cản quang dẹt hoặc có ngạnh: nên dùng kìm cá sấu.
– Dị vật mềm, tròn: nên dùng giọ hoặc vợt.
– Dị vật hữu cơ như quả nhãn thực quản, đồng xu thực quản : gắp ra ngoài hoặc đẩy xuống dạ dày.

 

VI. THEO DÕI

– Theo dõi biểu hiện: toàn trạng, tim mạch, hô hấp, tri giác, nôn máu, ỉa máu, đau bụng, chướng bụng, nuốt khó, đau ngực …
– Trong trường hợp  tổn thương loét nhiều cần điều trị kháng sinh và thuốc giảm bài tiết axít.

 

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

– Chảy máu: cầm máu qua nội soi tối đa, xét nghiệm, mời hội chẩn ngoại và hồi sức cấp cứu nếu diễn biến nặng..
– Thủng: kẹp clip và hoặc mời hội chẩn ngoại, chụp X quang, siêu âm.
Ghi chú
– Khi lấy dị vật nguy cơ cao cần mời bác sĩ ngoại cùng có mặt để đánh giá.
– Phải phân tích kỹ dị vật trước khi can thiệp.
– Luôn luôn quan sát rõ dị vật khi di chuyển.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top