NGUYÊN NHÂN ĐAU TĂNG TRƯỞNG
Mặc dù cái tên "ĐAU TĂNG TRƯỞNG", không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy những cơn đau có liên quan đến sự tăng trưởng.
Thay vào đó, Đau tăng trưởng có thể chỉ đơn giản là đau cơ do các hoạt động chạy nhảy, leo trèo, chơi đùa của các bé vào ban ngày, hoạt động quá tải gây viêm gân cơ. Ở các bé có hoạt động thể thao vận động thể lực cả ngày có khuynh hướng sẽ đau chân nhiều hơn về đêm.
Có thể giải thích đau do sự phát triển của các xương dài vùng sụn tăng trưởng ở gần các khớp kích thích gây đau các phần mềm gân cơ...
TRIỆU CHỨNG ĐAU TĂNG TRƯỞNG:
Cơn đau khác nhau ở mỗi người. Một số trẻ đau nhiều, số khác thì đau nhẹ hoặc không đau, chỉ mõi chân. Hầu hết trẻ em không bị đau mỗi ngày. Đau tăng trưởng có thể đến và tự hết. Đau có thể diễn ra trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Hầu hết trẻ em sẽ hết các cơn đau trong vòng một vài năm.
Cơn đau thường được cảm nhận vào cuối buổi chiều và buổi tối, ngay trước giờ ăn tối và giờ đi ngủ. Những cơn đau chân có thể đau nhiều đến mức làm cho các bé thức giấc vào nữa đêm và khóc la nhiều.
Nếu con bạn có vẻ hoàn toàn ổn vào buổi sáng, đừng vội nghĩ rằng bé đang giả vờ. Cơn đau tăng trưởng sẽ biến mất vào buổi sáng. Nó thường không ảnh hưởng gì đến khả năng chơi thể thao hoặc hoạt động của trẻ.
Nhìn chung, đau tăng trưởng được cảm nhận ở cả hai chân, đặc biệt là ở phía trước đùi, mặt sau của chân ( bắp chân ) hoặc phía sau đầu gối, cổ chân...
Các nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ bị đau tang trưởng có thể nhạy cảm hơn với đau, trẻ em bị đau tăng trưởng cũng dễ bị đau đầu và đau bụng .
CHẨN ĐOÁN ĐAU TĂNG TRƯỞNG:
Để có chẩn đoán đau tăng trưởng, các bác sĩ thường phải hỏi kỹ về các triệu chứng đau của bé hiện tại và tiền sử về các cơn đau trước đây của bé. Sau đó là thăm khám kỹ tình trạng chân bé để loại trừ do các nguyên nhân bệnh lý, chấn thương...
Điều quan trọng là phải loại trừ bất kỳ nguyên nhân có thể khác của cơn đau trước khi chẩn đoán là Đau tăng trưởng.
Vì vậy khi con bạn bị đau tay chân cần cho bé đi khám chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và loại trừ các nguyên nhân khác gây đau tay, chân ở bé.
Nếu con bạn bị Đau tăng trưởng thì Bác sĩ sẽ không tìm thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác của các bệnh lý về xương khớp.
Xét nghiệm máu và chụp XQ chân đau sẽ không phát hiện bất thường.
ĐIỀU TRỊ ĐAU TĂNG TRƯỞNG:
Điều trị Đau tăng trưởng phụ thuộc vào mức độ đau của con bạn.Những điều sau đây có thể làm giảm sự khó chịu và giúp con bạn cảm thấy tốt hơn:
Nếu cơn đau không thuyên giảm, hãy cho bé đi khám, bác sĩ có thể cho con bạn uống thuốc giảm đau thông thường , chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen, liều thích hợp cho con bạn.
Không bao giờ cho trẻ em uống aspirin . Sử dụng Aspirin ở trẻ em có liên quan đến một căn bệnh đe dọa tính mạng có tên là hội chứng Reye .
Các bạn lưu ý:
Đau tăng trưởng hầu như luôn luôn cảm thấy ở cả hai chân. Đau chỉ ở một chân có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó.
Điều quan trọng cần nhớ là Đau tăng trưởng chỉ ảnh hưởng đến cơ bắp chứ không phải khớp. Và chúng không gây ra khập khiễng hoặc sốt.
Nếu đau có kèm các dấu hiệu sau đây là bệnh lý chứ không phải đau do tăng trưởng, cần phải cho các bé đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa Chỉnh hình Nhi:
Tóm lại: khi bé xuất hiện các triệu chứng của đau chân, nên cho bé đi khám chuyên khoa chỉnh hình Nhi, các bác sĩ sẽ thăm khám và loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác, nếu chẩn đoán là đau tăng trưởng thì các bạn không nên lo lắng, hoang mang. Cơn đau do tăng trưởng thường hay xảy ra ở trẻ em trong các giai đoạn phát triển và trưởng thành.
Xem thêm: Chứng chậm tăng trưởng chiều cao
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh