Tràn khí màng phổi là một trong các bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được khám và điều trị sớm. Khám và điều trị tràn khí màng phổi càng sớm càng giúp hạn chế và phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến các nguyên nhân như:
Do bị nhiễm trùng ở phổi: áp-xe phổi, lao phổi, viêm phế nang do virus, bụi phổi, bệnh khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vỡ bóng khí phế nang…
Do chấn thương lồng ngực gây xuyên thủng phổi, chấn thương gãy xương sườn làm thương tổn phổi hoặc áp-xe ở cơ quan khác vỡ tràn vào màng phổi (áp-xe cơ hoành…).
Do lao phổi (khoảng 40%).
Do một số thủ thuật (chọc dò, nội soi phế quản, sinh thiết phế quản, đặt nội khí quản, dẫn lưu màng phổi…).
Để biết chính xác nguyên nhân gây tràn khí màng phổi, người bệnh cần đi khám chuyên khoa hô hấp.
Triệu chứng tràn khí màng phổi
Các triệu chứng của tràn khí màng phổi gồm:
Đau tức ngực đột ngột.
Ho dữ dội.
Đau tức ngực tăng khi ho.
Khó thở, thở nông và thở gấp gáp.
Nhịp tim nhanh.
Suy hô hấp…
Tùy mức độ tràn khí màng phổi, người bệnh sẽ có các biểu hiện triệu chứng khác nhau.
Cách chẩn đoán tràn khí màng phổi
Để xác định tràn khí màng phổi, người bệnh cần tới các bệnh viện có chuyên khoa hô hấp để thăm khám và làm các kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Bên cạnh việc khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X-quang ngực thẳng, chụp CT, xét nghiệm máu… để hỗ trợ cho việc chẩn đoán.
Điều trị tràn khí màng phổi như thế nào?
Điều trị tràn khí màng phổi phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ nặng – nhẹ của bệnh.
- Chống khó thở cho người bệnh.
- Thở oxy kết hợp với dùng thuốc kháng sinh, giảm đau do bác sĩ chỉ định.
- Hút khí ở màng phổi ra ngoài, tránh biến chứng suy hô hấp…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh