✴️ Phác đồ hồi sức trong phẫu thuật trẻ em

1. Các vấn đề cần theo dõi trong GMHS và phẫu thuật:

1.1. Theo dõi hô hấp:

- Theo dõi SpO2 trên monitoring hoặc máy.

- Theo dõi mạch + SpO2.

- Theo dõi ETCO2.

1.2. Theo dõi mạch + nhịp tim:

Gắn đầu ống nghe (hộp cộng hưởng) ở vị trí mỏm tim bằng một băng dính

1.3. Theo dõi huyết áp:

- Bằng đo huyết áp phải phù hợp với từng lứa tuổi và đúng cỡ.

- Độ dài bằng ½ chu vi cánh tay.

- Độ rộng > ĐK cánh tay từ 20 – 50% .

1.4. Theo dõi CPV:

Theo công thức CPV = 3 + 0,5 x N (Tuổi: năm).

1.5. Theo dõi sắc môi + chi.

1.6. Theo dõi thân nhiệt.

1.7. Theo dõi vùng mổ.

1.8. Theo dõi tư thế bệnh nhi.

 

2. Các vấn đề truyền dịch và máu trong phẫu thuật:

2.1. Truyền dịch:

- Duy trì 4ml/kg/giờ cho 10 kg đầu của trọng lượng cơ thể; 2ml/kg/giờ cho 10 kg tếp theo; 1ml/kg/giờ cho một kg từ 21 kg trở lên.

- Dịch thiếu hụt: Tính theo công thức: Lượng dịch thiếu hụt = dịch duy trì x số giờ nhịn ăn.

- Dịch dùng để bù:

  • Glucose 5%.
  • Ringerlactac.
  • Sodium chloride 0,9%.
  • HEAS 6%, Albumin, Plasma, Gelofundin.

2.2. Truyền máu trong phẫu thuật:

- Thể tích máu của trẻ em:

 Tuổi

Thể tích máu (Ml/ kg)

Trẻ đẻ non

95

Sơ sinh đủ tháng

90

1 tháng – 1 tuổi

80

>1 tuổi

70

- Công thức tính lượng máu có thể mất:

+ Lượng máu có thể mất = Thể tích máu x (Hematocrit bệnh nhân – Hematocrit thấp nhất có thể chấp nhận được) / Hematocrit trung bình.

+ Lượng máu cần truyền: V máu cần truyền(ml) = (35-HCT b/n) x 2,5 x P.

Trong đó: HCT b/n là Hematocrit của bệnh nhân.

P là trọng lượng cơ thể.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top