Nang màng nhện là những tổn thương bẩm sinh xuất phát trong quá trình tiến triển phân tách màng nhện, là dạng thương tổn lành tính. Nang màng nhện chiếm tỉ lệ khoảng 1% các thương tổn nội sọ. Hiện nay, do việc sử dụng rộng rãi các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, tỉ lệ này được ghi nhận cao hơn và số người bệnh được can thiệp phẫu thuật cũng tăng lên.
Mục tiêu của điều trị phẫu thuật nang màng nhện là dẫn lưu dịch não tủy ra hệ thống tuần hoàn dịch não tủy. Một số phương pháp đang được áp dụng hiện nay là chọc hút nang bằng kim nhỏ, phẫu thuật mở thông nang vào các khoang chứa dịch não tủy bình thường. Phương pháp phẫu thuật mở thông nang dịch não tủy vào não thất hoặc các bể ở nền sọ bằng nội soi hiện đang được áp dụng nhiều ở Việt Nam và trên thế giới. Đặt Shunt dẫn lưu dịch não tủy-ổ bụng sẽ được thực hiện khi các biện pháp phẫu thuật khác không thực hiện được.
Thông thường nang màng nhện nhỏ và không có triệu chứng sẽ được điều trị bảo tồn. Nếu có biểu hiện lâm sàng xác định được nguyên nhân xuất phát từ nang hoặc nang quá lớn chèn ép nhiều vào cấu trúc não xung quanh cần can thiệp phẫu thuật.
– Nang màng nhện nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng do nang gây ra.
– Bệnh lý toàn thân nặng phối hợp.
– Tất cả các trường hợp đang nhiễm trùng: viêm não, viêm màng não, viêm da, viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu…
1. Người thực hiện
– 2 bác sỹ: 1 phẫu thuật viên chính, 1 bác sỹ phụ
– 2 điều dưỡng: 1 điều dưỡng chuẩn bị bàn dụng cụ và phục vụ cho phẫu thuật viên.
– 1 kỹ thuật viên chuẩn bị máy.
– Bộ dụng cụ mở sọ thông thường: Dao, khoan sọ, kéo, panh, phẫu tích có răng và không răng, kìm mang kim, máy hút, dao điện, đốt điện lưỡng cực.
– Bộ van dẫn lưu não thất ổ bụng, hoặc hệ thống dây dẫn lưu (không có van).
– Vật tư tiêu hao: 50 gạc con; 5 gói bông sọ; 1 sợi chỉ prolene 4.0; 2 sợi chỉ vycryl 2.0; 1 gói sáp sọ.
3. Người bệnh: Được cạo tóc hoặc không cạo tóc, vệ sinh sạch sẽ.
4. Hồ sơ bệnh án: Đầy đủ phần hành chính, phần chuyên môn cụ thể, đủ về triệu chứng, diễn biến, tiền sử, các phương pháp điều trị đã thực hiện, các xét nghiệm, giải thích rõ cho gia đình và viết cam kết mổ.
1. Tư thế người bệnh: Tùy thuộc vào vị trí của nang dưới nhện người bệnh nằm ngửa, đầu hơi nghiêng sang phải hoặc sang trái, vùng cổ được giải phóng rộng rãi.
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật:
– Sát trùng
– Trải toan dọc theo vùng mổ từ đầu xuống bụng.
– Gây tê.
– Rạch da đầu tùy thuộc vào vị trí nang dưới nhện.
– Rạch da bụng vùng hạ sườn phải hoặc trái khoảng 5cm hoặc đường trắng giữa trên rốn. Mở phúc mạc.
– Luồn dẫn lưu dưới da đầu – cổ – ngực – bụng.
– Khoan sọ 1 lỗ, cầm máu xương, đốt cầm máu và mở màng cứng.
– Chọc catheter vào nang, kiểm tra ra dịch trong.
– Nối catheter vào dây dẫn lưu.
– Kiểm tra đầu dưới thông, luồn dẫn lưu vào ổ bụng khoảng 20 – 25cm.
– Đóng các vết mổ.
1. Theo dõi:
– Tình trạng toàn thân: Mạch, huyết áp, thở, nhiệt độ
– Tình trạng thần kinh: Tri giác, dấu hiệu thần kinh khu trú.
– Chảy máu vết mổ
2. Biến chứng và xử trí:
– Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng vết mổ, viêm màng não, viêm não thất, viêm phúc mạc. Mổ lại + điều trị nội khoa
– Tắc dẫn lưu: Mổ lại thông dẫn lưu
– Chảy máu trong não hay chảy máu dưới màng cứng: Mổ lại hoặc điều trị nội khoa
– Động kinh: Điều trị nội khoa.
– Các biến chứng tiêu hoá: Nang dịch trong phúc mạc, thủng các tạng. Phẫu thuật để xử trí các biến chứng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh