– Hẹp khúc nối bể thận- niệu quản (BT-NQ) là dị tật bẩm sinh mà nguyên nhân do giải phẫu hoặc chức năng gây chít hẹp khúc nối làm cản trở lưu thông nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản gây nên hiện tượng ứ nước thận.
– Phương pháp tạo hình cắt bỏ khúc nối hẹp và bể thận giãn, tạo hình lại bể thận – niệu quản được Anderson và Hynes (A-H) đưa ra lần đầu tiên năm 1946, đã được công nhận và sử dụng rộng rãi đến ngày nay. Tuy sau này có một số các cải biên vạt bể thận nhưng về cơ bản vẫn dựa trên nguyên tắc lấy bỏ đi phần bệnh lý và tạo hình khúc nối mới.
– Mổ mở tạo hình theo phương pháp A-H vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng để điều trị bệnh lý hẹp khúc nối bể thận-niệu quản.
I. CHỈ ĐỊNH
– Hẹp khúc nối BT-NQ bẩm sinh có triệu chứng ứ nước thận.
– Hẹp khúc nối BT-NQ có biến chứng của ứ nước thận.
– Hẹp khúc nối bể thận tái phát sau mổ (sỏi, tạo hình …).
II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Hẹp khúc nối BT-NQ có biến chứng nhiễm khuẩn niệu cấp tính
– Hẹp khúc nối BT-NQ có chức năng thận bệnh lý < 15% (xạ hình thận)
– Bệnh nội khoa nặng đang tiến triển (tim mạch, phổi, nhiễm khuẩn…) cản trở phẫu thuật.
1. Người thực hiện: bác sỹ chuyên khoa ngoại tiết niệu và 2 BS phụ mổ.
2. Người bệnh:
– Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV), cắt lớp vi tính, xét nghiệm đánh giá chức năng thận
– Điều trị hết nhiễm khuẩn niệu hoặc các bệnh toàn thân nếu có.
– Hồ sơ bệnh án thực hiện theo quy định.
– Phòng mổ và bàn mổ niệu khoa thông thường.
– Bộ dụng cụ mổ mở tiết niệu không thường.
– Sonde JJ số 6 Fr hoặc 7 Fr, guidewire, chỉ vicryl 4/0, 5/0.
– 2 sợi vicryl số 1 khâu cân cơ, 1-2 sợi dafilon 3/0 khâu
1. Tư thế: Người bệnh nghiêng 900 về phía đối diện, kê độn dưới sườn.
2. Vô cảm: Gây tê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản.
3.Kỹ thuật:
– Rạch da theo đường sườn – thắt lưng vào khoang sau phúc mạc
– Lấy cơ thắt lưng chậu làm mốc bóc tách bộc lộ niệu quản, phẫu tích theo niệu quản lên đến bể thận.
– Phẫu tích hai mặt trước sau của bể thận, khúc nối, cực dưới thận xem có động mạch bất thường (nếu có).
– Cắt đoạn BT-NQ hẹp và 1 phần bể thận giãn.
– Tạo hình bể thận niệu quản, đặt ống thông niệu quản bằng sonde double J, khâu BT-NQ bằng chỉ vicryl 4/0, 5/0.
– Quan sát tổng thể phẫu trường, cầm máu, đặt dẫn lưu, đóng bụng.
– Rách phúc mạc: Khâu lại
– Tổn thương mạch máu: Trong mổ cần phẫu tích thận trọng, xác định rõ các mốc giải phẫu, bình tĩnh XỬ TRÍ TAI BIẾN.
– Tổn thương các tạng lân cận: Xử lý tùy theo thương tổn.
– Rò nước tiểu sau mổ: Nên đặt ống thông niệu quản bằng sonde double J, chụp kiểm tra xem sonde JJ đúng vị trí hay không.
– Nhiễm khuẩn niệu: Điều trị kháng sinh phối hợp, theo kháng sinh đồ.
– Chảy máu: Mổ lại
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh