✴️ Vết thương xuyên nhãn cầu (không có dị vật nội nhãn)

Nội dung

Là một cấp cứu nhãn khoa thường gặp để lại biến chứng nặng nề dễ gây nên mù loà cả mắt thứ hai.

I. Nguyên nhân

- Dân sự: Do TNLĐ, TNGT.

- Sinh hoạt: Do dao, kéo, cây, que…..

- Chiến tranh: Súng đạn (Thường kèm theo tổn thương đụng dập).

II. Thể lâm sàng

1. Bán phần trước: Rách kết mạc, giác mạc có thể đơn thuần kèm theo bán phần sau.

2. Phần sau: Vết thương thường kèm theo củng mạc, mống mắt, võng mạc, dịch kính.

3. Chấn thương vùng nguy hiểm:

- Từ vùng rìa giác mạc đến xích đạo nhãn cầu ( vùng thể mi ) thường gặp những biến chứng nguy hiểm: Nhãn viêm giao cảm.

III. Chẩn đoán

1. Hỏi

- Thời gian, hoàn cảnh, tác nhân gây chấn thương.

- Đã được xử lý bước đầu.

- Đã được tiêm phòng uốn ván.

2. Khám

 - Triệu chứng thường rõ, khám liệt kê đầy đủ tổn thương do vết thương gây ra.

 - Có điều kiện: Chụp X quang, siêu âm nhãn cầu để loại trừ dị vật.

IV. Điều trị

1. Tại chỗ:

(Nhãn cầu) Tuỳ mức độ tổn thương mà có hướng xử lý.

- Giác mạc + mống mắt: Rửa sạch, tách dính, nếu mống mắt dập nát thì cắt bỏ.

- Khâu phục hồi giác mạc.

- Khâu phụ hồi mống mắt kết hợp cắt mống mắt ngoại vi.

- Đối với thể thuỷ tinh: Cố gắng bảo tồn, nếu vỡ kẹt chất nhân thì bơm hút lấy thể thuỷ tinh ra.

- Dịch kính: Cắt thật sạch dịch kính và khâu vết thương.

- Củng mạc: Làm sạch cắt hết tổ chức dịch kính kẹt trong vết thương khâu phục hồi củng mạc.

- Thể mi: Nếu bầm dập hoại tử thì phải cắt bằng dao điện.

- Sau xử lý: Phải tái tạo tiền phòng bằng bơm dung dịch NaCl 0,9%

2.Toàn thân:

- Chống uốn ván: SAT 1500 x1ống (tiêm dưới da).

- Chống nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và tại chỗ.

- Chống viêm: Thuốc Cortioid uống hoặc tiêm.

- Giảm phù nề: Thuốc Alphachymotrypsin.

- Chống dính: Dung dịch Artopin 1% .

- Giảm đau.

3. Điều trị biến chứng:

Tuỳ tổn thương mà có hướng điều trị thích hợp. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top