Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ tạo ra các hormone giúp điều chỉnh cách thức cơ thể dự trữ và sử dụng năng lượng. Hormon chính mà tuyến giáp tạo ra là thyroxine (T4). Các tế bào trong cơ thể sau đó chuyển hóa T4 trở thành T3.
Cùng với T4, T3 chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng cơ thể bao gồm nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Có hai dạng tồn tại của T3 trong máu bao gồm:
Dạng T3 này chiếm tỉ lệ nhiều nhất. T3 bất hoạt được gắn vào các protein giúp hormone này lưu thông trong cơ thể.
Loại T3 này không liên kết với protein và có thể di chuyển tự do khắp cơ thể. Lượng FT3 này ít hơn T3 bất hoạt nhưng là dạng có hoạt tính hormone trong máu.
Xét nghiệm T3 toàn phần được đo cả hai dạng T3 & FT3. Quá nhiều hoặc quá ít T3 trong máu có thể cho biết có các vấn đề về sức khỏe tuyến giáp.
Nồng độ T3 tính bằng nanogam trên deciliter (ng/dl) máu. Trung tâm Y tế Đại học Rochester cho biết các phạm vi sau đối với mức T3 bình thường:
Chỉ số |
Phạm vi bình thường |
Total T3 |
75 - 195 ng/dl |
Free T3 |
0,2 - 0,5 ng/dl |
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ T3 bao gồm tuổi tác, giới tính và một số tình trạng sức khỏe khác, ví dụ như bệnh gan. Mang thai cũng có thể làm tăng tổng mức T3. Như vậy, chỉ số bất thường của T3 không phải lúc nào cũng có nghĩa là một người có tình trạng với tuyến giáp.
Bác sĩ thường sẽ yêu cầu các xét nghiệm T3 kết hợp với các xét nghiệm tuyến giáp khác để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của tuyến giáp.
Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm T3 cho bất cứ ai có các triệu chứng của tình trạng tuyến giáp. Tình trạng tuyến giáp có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm:
Bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm cho những người có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn như:
Người lớn tuổi và phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh con cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp hơn.
Các xét nghiệm tuyến giáp nói chung và xét nghiệm T3 nói riêng thường không cần phải chuẩn bị. Tuy nhiên một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả. Do đó, nên thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào đang dùng trước khi tiến hành xét nghiệm. Bác sĩ có thể yêu cầu ngưng sử dụng thuốc để đảm bảo độ chính xác.
Nồng độ T3 cao có thể chỉ ra một số tình trạng như cường giáp và thyrotoxicosis (hormone lưu thông dư thừa). Trong một số ít trường hợp, chúng có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp.
Trong các nguyên nhân được liệt kê ở trên, cường giáp là tình trạng phổ biến, thyrotoxicosis và ung thư tuyến giáp ít gặp hơn. Trong hơn 70% các trường hợp, cường giáp là do bệnh Graves, thường xảy ra ở nữ giới và có thể di truyền. Hạch và bướu phát triển trên tuyến giáp cũng có thể gây ra cường giáp.
Nếu được chẩn đoán là cường giáp, bác sĩ sẽ đề xuất và thảo luận với bệnh nhân để phương pháp điều trị phù hợp như:
Kết quả xét nghiệm T3 thấp có thể cho thấy tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả hoặc suy giáp. Đôi khi, tình trạng thiếu ăn lâu ngày cũng khiến cho mức T3 thấp hơn bình thường.
Theo ATA, tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả có thể do bệnh tự miễn, do hậu quả của điều trị tia xạ hoặc phẫu thuật tuyến giáp. Đôi khi, việc thiếu iốt cũng gây ra các triệu chứng.
Điều trị tình trạng mức hormon T3 thấp có thể sử dụng thuốc levothyroxin để thay thế. Việc sử dụng thuốc sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của suy giáp nhưng không chữa khỏi tình trạng này.
ATA liệt kê một số xét nghiệm tuyến giáp khác mà bác sĩ có thể chỉ định bao gồm:
Mức T3 bình thường cho biết tuyến giáp đang hoạt động hiệu quả. Mức độ cao có thể chỉ ra tình trạng cường giáp, và mức độ thấp có thể là một dấu hiệu của bệnh suy giáp.
Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến mức T3 như việc sử dụng một số loại thuốc và mang thai. Do đó, bác sĩ có thể cần phải dựa vào các xét nghiệm bổ sung khác để xác định có sự bất thường của tuyến giáp hay không.
Phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc là các phương pháp có thể điều trị các tình trạng về tuyến giáp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh