✴️ Rau Dớn

Nội dung

Rau dớn được biết đến là một loại đặc sản phổ biến ở vùng rừng núi, bên cạnh người ta còn ấn tượng bởi những tác dụng dược lý mà nó mang lại. Ngoài việc chế biến các món ăn ngon phục vụ ẩm thực, rau đóng vai trò như một vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, ngăn ngừa bệnh lý và rất tốt cho phụ nữ mang thai. 

Rau dớn

Rau dớn thường mọc ở những nơi vùng núi có nhiệt độ ẩm

  • Tên gọi khác: Ráng song, quần rau, dớn rừng, dớn nhọn, thái tuyết

  • Tên gọi theo khoa học: Diplazium esculentum 

  • Họ theo khoa học: Thuộc họ rau Dớn (Athyriaceae)

 

I/ Mô tả dược liệu cây rau dớn:

Đặc điểm thực vật

Rau dớn là một loại dương xỉ có thân rễ nghiêng, mọc bò, sống dai, cao khoảng 15cm. Thân cây được bao phủ bởi vẩy ngắn hình mũi mác và có hình răng cưa ở bên mép, màu hung, kích thước khoảng 1mm

Cuống lá dài 25-30cm, có lông bao phủ suốt chiều dài, phiến dài 35-45cm, rộng 20-15cm. Phiến lá kép lông chim 1 lần (lá non) hay 2 lần (lá già) có hình mũi mác rộng, nhọn mũi. Lá mọc so le gồm nhiều lá chét khoảng 12-16 cặp mọc cách lên dần, các lá chét trên không có cuống, các lá chét dưới có cuống. 

Rau dớn

Rau dớn có đặc điểm gần giống với cây dương xỉ, nhưng kích thước nhỏ hơn

Ô túi bào từ hình tròn, phân bố đều trên gân con ở mặt sau của lá, bào tử hình bầu dục, có màu vàng, mào hẹp. 

Nhìn chung tổng thể rau dớn bên ngoài gần giống với cây dương xỉ, nhưng kích thước có phần nhỏ hơn. Rau dớn với cành dài và lá nhỏ xòe ra xung quanh như tán ô, đầu cong như móc câu còn những lá non vươn thẳng lên, thân hình bụ bẫm, phần trên uốn lại như vòi voi.

Bộ phận sử dụng

Toàn bộ phận của cây rau dớn

Phân bố

Rau dớn chủ yếu phân bố  ở vùng rừng núi hay bờ suối, bờ khe. Rau dớn là loại cây ưa ẩm nệ thường mọc dại ở các tác rừng thấp hay ven khe suối để tránh ánh mặt trời.

Ở Việt Nam, rau dớn thường được tìm thấy ở các tỉnh miền núi có độ cao từ 1000-2000m như: Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi,…

Ngoài ra rau dớn còn phân bố ở một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia,….

Thu hái và chế biến

Thu hái

  • Vào đầu mùa mưa hằng năm là lúc rau dớn mọc lá non tươi tốt nhất, đây cũng là thời điểm thích hợp để thu hái rau dớn. 

  • Một số nơi rau dớn sẽ mọc nhiều vào khoảng tháng 9, tháng 10.  

  • Nơi khác thì rau dớn mọc vào tháng 4

Chế biến

  • Dùng lá rau dớn tươi để sắt hoặc giã dập để làm thuốc

  • Phơi khô rau dớn để nấu lấy nước

  • Chế biến thành các món ăn để trị bệnh

Bảo quản

Rau dớn tươi nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng

Rau dớn khô thì nên bảo quản ở trong keo hay hộp đậy kín để ở nơi thoáng khí

Thành phần hóa học

  • Nước 86%

  • Hydratcarbon 8%

  • Năng lượng 20

  • Protid 4%

  • Protein 2,4- 3,4%

  • Sắt 6mg

  • Calcium 20-24mg

 

II/ Vị thuốc cây rau dớn

1. Tính vị

Rau Dớn là loại rau có tính mát

2. Tác dụng dược lý

Rau dớn phơi khô nấu nước uống giúp giải nhiệt, lợi tiểu, chống táo bón hiệu quả. Bên cạnh còn có công dụng chữa các bệnh lý thường gặp như cảm, hoviêm họng

Rau dớn đóng vai trò như thuốc giảm đau, giúp đẩy lùi các cơn đau âm ỉ do bệnh lý viêm đại tràng, giúp dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

Việc ăn nhiều rau dớn cũng giúp máu dễ lưu thông, đồng thời còn giúp nhuận trường và làm giảm đau lưng, lá non giã nhuyễn có thể chữa mụn nhọt, ghẻ lở,…

Thân rễ rau dớn còn có tác dụng hạ sốt, điều trị bệnh hen suyễn, đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy

Ngoài ra rau dớn còn được sử dụng nhiều trong ẩm thực. Lá non có thể dùng để luộc, nấu canh, xào thịt hoặc dùng để ăn sống.

3. Cách dùng và liều lượng

Người ta thường dùng rau dớn khi nó còn tươi

Liều dùng không cố định

 

III/ Một số bài thuốc từ cây rau dớn

Về mặt ẩm thực lá non thường được dùng để luộc, xào, nấu canh hoặc ăn sống để chữa bệnh

Về mặt Y học, rau dớn được chế biến làm thuốc như sau:

  • Lấy 50g lá rau dớn non giã nhỏ, đắp lên vết thương có tác dụng cầm máu, kháng khuẩn và hàn vết thương

  • Lấy thân rễ cắt bỏ hết rễ con, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc với 200ml nước, đến khi còn lại 50ml nước rau dớn. Dùng nước này chia làm 2 lần uống trong ngày, kéo dài 1 tuần điều trị để chữa bệnh sốt rét

  • Lấy lá non rau dớn giã nhuyễn để chữa ghẻ, nhọt, nhiễm trùng da cho trẻ sơ sinh

  • Bên cạnh, người ta còn lấy rau dớn đem phơi khô để nấu nước uống giải nhiệt, giải độc vào mùa nắng nóng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top