1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm ruột hoại tử là một bệnh lý mắc phải chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh non tháng biểu hiện tình trạng tổn thương hoại tử nghiêm trọng của ruột do sự tác động của đa yếu tố như mạch máu, cơ thành ruột, chuyển hóa và các yếu tố khác.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán
2.1.1.Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của NEC không đặc hiệu, đa dạng và thay đổi.
- Triệu chứng toàn thân:
+ Hạ nhiệt độ
+ Li bì
+ Cơn ngừng thở
+ Rối loạn về huyết động, rối loạn đông máu xuất hiện ở giai đoạn nặng
- Triệu chứng tiêu hóa
+ Dư dịch dạ dày sau ăn
+ Phân máu: có thể phân máu đại thểhoặcvithể. +Chướng bụng.
+ Thành bụng nề: được coi là triệu chứng quan trọng nhưng là dấu hiệu muộn của NEC.
+ Ban thành bụng: là dấu hiệu muộn.
2.1.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu: bạch cầu tăng hoặc bình thường, hay gặp hạ tiểu cầu
- Khí máu: có thể gặp toan chuyển hóa hoặc toan hỗn hợp kèm theo tình trạng thiếu oxy.
- Điện giải đồ: có thể gặp hạ natri, tăng kali
- Cấy máu: vi khuẩn gram âm, kỵ khí hoặc nấm
- Soi phân (trong những trường hợp phân máu): tìm hồng cầu
- Xét nghiệm phân: loại trừ rotavirus, enterovirus trong những trường hợp nghi ngờ.
- Chụp Xquang ổ bụng: X quang ổ bụng thẳng, tư thế đứng không chuẩn bị. Nếu bệnh nhân trong tình trạng nặng, chụp Xquang ổ bụng tại giường tư thế nằm, chụp thẳng hoặc nằm nghiêng trái. Cần chụp phim Xquang bụng mỗi 6-8 giờ. Có thể gặp các hình ảnh:
+ Quai ruột giãn, dày thành ruột, ruột cố định
+ Khí trong thành ruột
+ Khí tĩnh mạch cửa
+ Khí tự do trong ổ bụng là dấu hiệu xấu và cần phẫu thuật cấp cứu.
2.1.3. Chẩn đoán xác định
- Triệu chứng lâm sàng (như trên) và
- Trên phim chụp Xquang ổ bụng thẳng tư thế đứng hoặc nằm hoặc tư thế nằm nghiêng trái thấy: (1) Khí thành ruột hoặc (2) khí tĩnh mạch cửa.
2.2. Chẩn đoán giai đoạn
Theo bảng phân loại của Bell cải tiến 1978
2.3 Chẩn đoán phân biệt
Các bệnh lý toàn thân
+ Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn
+ Nhiễm trùng do nấm
+ Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
Viêm phổi
Bệnh lý tiêu hóa khác
+ Viêm ruột gây ỉa chảy
+ Không dung nạp sữa
Bệnh ngoại khoa
+ Ruột quay dở dang gây tắc ruột
+ Tắc ruột
+ Tắc tá tràng
+ Megacolon
+ Thủng ống tiêu hóa do nguyên nhân khác.
+ Huyết khối động mạch mạc treo.
3. ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc điều trị
Điều trị ngay không trì hoãn khi nghi ngờ NEC
Chủ động các biện pháp điều trị để ngăn chặn sựtiến triển của NEC
Điều trị cụ thể
*Điều trị hỗ trợ
Nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn
Nhanh chóng giảm áp lực đường ruột bằng sonde dạ dày
Đảm bảo đủ dịch/ tưới máu mạc treo:
.Đảm bảo nước tiểu 1-3 ml/kg/giờ
.Bù dịch bằng 0.9% NaCl nếu cần
.Dopamine 2-3 mcg/kg/phút
Thở oxy, thở máy nếu cần, chống chỉ định CPAP
Giảm đau: Fentanyl 2-4 mcg/kg/giờ nếu bệnh nhân thở máy
Nuôi dưỡng tĩnh mạch: đảm bảo đủ và cân bằng protein/calories/lipid.
Đảm bảo năng lượng ≥90-110 cal/kg/ngày
Rút catheter tĩnh mạch, động mạch rốn (nếu có)
*Liệu pháp kháng sinh:
.Kết hợp kháng sinh phổ rộng theo các cách sau:
.Ampicillin, gentamycin và metronidazol
.Ampicillin, cefotaxim và metronidazol
.Piperacillin – tazobactam và gentamycin
.Vancomycin, Piperacillin – tazobactam và gentamycin
.Meronem
*Theo dõi triệu chứng xét nghiệm và X- quang bụng
Chụp X-quang bụng không chuẩn bị mỗi 8h
Xét nghiệm: Công thức máu, tiểu cầu, điện giải đồ hàng ngày cho đến khi ổn định
*Hội chẩn ngoại khoa
Ngay khi có chẩn đoán nghi ngờ hoặc xác định viêm ruột hoại tử, cần có sựhội chẩn giữa bác sỹ sơ sinh và bác sỹ ngoại khoa để đánh giá tình trạng bệnh, lập chiến lược điều trị và quyết định thời điểm phẫu thuật.
Chỉ định phẫu thuật khi có:
.Dấu hiệu thủng ruột
.Hoặc tình trạng viêm phúc mạc
.Phương pháp điều trị ngoại khoa:
.Đặt dẫn lưu ổ bụng
.Đặt dẫn lưu đầu ruột
.Cắt đoạn ruột hoại tử, nối ruột tận-tận
4. DỰ PHÒNG
-Sữa mẹ
-Probiotics (Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium) + sữa mẹ: Giảm tỷ lệ và độ nặng của NEC ở bệnh nhân rất non tháng nhẹ cân.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh